Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

VỀ BÀI THƠ ‘TRÊN NHỮNG CÁNH ĐỒNG FLANDERS’

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp   Tác giả và bài thơ   Trong không khí tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước, lòng này chợt bồi hồi nhớ đến bài thơ In Flanders Fields-Trên Những Cánh Đồng Flanders. Có nhiều mẩu chuyện chung quanh bài thơ ‘Trên Những Cánh Đồng Flanders’ của Trung Tá Quân Y John McCrae thộc quân đội Canada trong Thế Chiến I có mặt trên chiến trường nước Bỉ. Nay xin nhắc lại ở đây để chúng ta cùng tưởng nhớ.   Trước hết, xin hãy đọc lại những lời của Dough McKay ở Massachussetts, nơi bạn của Nguyễn đang cư ngụ: “Mùa Xuân vừa qua (đã lâu lắm lắm rồi, nhưng cứ xem như vừa mới xảy ra – Ng.), mẹ tôi đưa cho tôi một cái hộp đựng các kỷ vật của gia đình. Trong một phong bì, tôi tìm thấy những thư từ của người ông chúng tôi đã chết ở nước Pháp trong những tháng cuối cùng của Thế Chiến I. Một cách cẩn thận, tôi mở trang thư đã úa vàng có bài In Flanders Fields-Trên Những Cánh Đồng Flanders.”      Bài thơ đầy xúc cảm này mở đầu bằng một dòng nói về những bông...

CÁC NHÀ THƠ HỒI GIÁO SUFI ĐIỂN HÌNH

Hình ảnh
Phan Tấn Hải   Sufism. The British Library    Chúng ta hàng ngày đọc tin thời sự, dễ dàng nhìn về thế giới Hồi giáo như dường đầy những bạo lực, và nhìn về một quốc gia Iran như một tuyến đầu tua tủa những dàn phóng phi đạn hướng về thế giới tự do. Chúng ta cũng từng thấy các chính phủ Hồi giáo theo các hệ phái khác nhau đã kình nhau, thậm chí trong một nước, như Iraq, cùng từng sinh khởi nội chiến. Tuy nhiên, vẫn có một Hồi giáo khác, một Hồi giáo rất mực hòa bình, một hệ phái ít được báo chí hàng ngày tường thuật chỉ vì họ không gây ra các biến cố hung hăng nào. Đó là Hồi giáo Sufi, một khuynh hướng rất mực thần bí có từ nhiều thế kỷ qua, và là nơi rất mực thơ mộng của Hồi giáo: một nơi của những dòng chữ về vẻ đẹp của sa mạc, của tịch lặng, của yêu thương…  Các tác phẩm văn học Sufi ghi trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, có nội dung tư tưởng thần bí của Hồi giáo Sufi. Khuynh hướng này trong tiếng Anh gọi tắt là Sufism, một kho tàng văn học về sau có ảnh hưởng tới nhi...

GIẤC MƠ CỦA BALAKIREV

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp   Chân dung Balakirev. Nguồn: Internet   Trong những dòng viết cho Nguyễn Xuân Hoàng ngày nọ, tôi nói tới cuộc hành trình của Balakirev trong mùa đông băng giá trên một chiếc xe ngựa thời cổ. Mily Balakirev (1837- 1910), là pianist, nhạc trưởng và là nhà soạn nhạc danh tiếng của Nga, người đã ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ đương thời trong đó có Tchaikovsky (1840-1893) trong vở nhạc kịch Romeo and Juliet và bản giao hưởng Manfred Symphony. Bài thơ của tôi gởi Nguyễn Xuân Hoàng được viết lại từ bài Giấc Mơ Của Balakirev (Balakirev’s Dream), thơ Tomas Transtromer, theo bản tiếng Anh và bản dịch của Cao Thu Cúc trên Văn Chương Việt.   balakirev đang dự một cuộc hòa nhạc và rồi ông ngủ thiếp đi chợt ông mơ thấy mình đang đi trên cỗ xe ngựa thời nga hoàng chiếc xe ngựa lăn bánh trên con đường lát đá chạy thẳng vào vùng bóng tối của tiếng quạ kêu balakirev ngồi một mình trong xe. nhìn ra ngoài có khi ông bước xuống chạy cùng với những chú ngựa mảnh trăng mùa đông c...

Ở C A L I . C H E Z T H Ư P H Ư Ợ N G

Hình ảnh
Hoàng Xuân Sơn   HXSơn & bạn hữu   giờ muốn la cà cũng hết sức sao nghe bạn hú lại vui mừng trăm năm trong xứ thần tiên ấy nỗi đời riêng mà lại rất chung   mấy ngày ăn nhậu quên làm thơ ăn quá.  ăn luôn cả bụi bờ tới khi buồn ngủ ôm cọng gió lại kê đầu lên chỗ ngu ngơ   ngơ ngơ.  thiệt chỗ nào chẳng nhớ cứ quơ tay là đụng bạn mình bạn bè như hội đông như kiến xúm nhau vào khiêng cái lềnh khênh   vậy mà bỗng chốc mềm hương rượu trận vàng trận đỏ loạn sắc màu có ai nhìn xuống cái ly vỡ mảnh thủy tinh già như tóc râu.    khiến những lời thơ từng câu hát ơi ới gọi nhau vào cuộc vui lắng nghe kỷ niệm từ xa ngái góp lại vang vang một trận cười   H O À N G X U Â N S Ơ N @sanjose.24mai23  

VỚI NGƯỜI THƠ HOÀNG XUÂN SƠN...

Hình ảnh
Vũ Hoàng Thư   Hôm nay tưởng là ngày nắng nhưng không, mây đại dương sà thấp xuống thành phố như một trời thu giữa tháng 5. Chút gây gây lạnh này có lẽ từ người Montréal mang xuống cho thêm thơ mộng chăng? Khí hậu như gọi mời, bạn hữu kéo hết ra ngoài vườn, bàn nhỏ xếp dài nối đuôi như quán cốc bên đường. Rượu rót và cứ thế bạn ta bừng bừng náo nhiệt chuyện trò. Đủ thứ chuyện, chuyện 10 năm chưa gặp lại, chuyện mới 4, 5 năm trước đây mà tưởng như đà lâu lắm, chuyện người còn, người mất,... lý thú vô bờ làm sao! Tâm điểm là nhà thơ Hoàng Xuân Sơn cùng với phu nhân, chị Kim Lân, mọi người mừng chào đã lâu không gặp, lại có vị chưa từng gặp. Tay bắt siết mạnh. Vòng rộng ôm ghì. Vui thiệt vui! Bằng hữu tấp nập khiến Phượng và Thư tôi cứ lo lắng, chỉ sợ không chăm sóc đầy đủ được cho mọi người, thôi cứ nhờ vào lòng thương mến của quý anh chị mà bỏ qua cho vậy. Xin được kể tên khách quý theo trí nhớ [vốn đã bắt đầu còm cõi]: Anh Chị Trúc Chi – Đoan Thư, Anh Chị Cung Tích Biền – Kim Mai,...