CÁC NHÀ THƠ HỒI GIÁO SUFI ĐIỂN HÌNH

Phan
Tấn Hải
 
Sufism. The British
Library
 
 Chúng ta hàng ngày đọc tin thời sự, dễ dàng nhìn
về thế giới Hồi giáo như dường đầy những bạo lực, và nhìn về một quốc gia Iran
như một tuyến đầu tua tủa những dàn phóng phi đạn hướng về thế giới tự do. Chúng
ta cũng từng thấy các chính phủ Hồi giáo theo các hệ phái khác nhau đã kình
nhau, thậm chí trong một nước, như Iraq, cùng từng sinh khởi nội chiến. Tuy nhiên,
vẫn có một Hồi giáo khác, một Hồi giáo rất mực hòa bình, một hệ phái ít được báo
chí hàng ngày tường thuật chỉ vì họ không gây ra các biến cố hung hăng nào. Đó
là Hồi giáo Sufi, một khuynh hướng rất mực thần bí có từ nhiều thế kỷ qua, và là
nơi rất mực thơ mộng của Hồi giáo: một nơi của những dòng chữ về vẻ đẹp của sa
mạc, của tịch lặng, của yêu thương…
 Các tác phẩm văn học Sufi ghi trong nhiều ngôn
ngữ khác nhau, có nội dung tư tưởng thần bí của Hồi giáo Sufi. Khuynh hướng này
trong tiếng Anh gọi tắt là Sufism, một kho tàng văn học về sau có ảnh hưởng tới
nhiều nền văn học thời trung cổ, đặc biệt là thơ, được viết bằng tiếng Ả Rập,
tiếng Ba Tư, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Urdu. Có một yếu tố nổi bật: sự cởi mở của
các nhà thần bí Sufi đã cho nhiều tự do hơn cho văn học so với thơ ca cung đình
Hồi giáo thời kỳ đó.
 Văn học Sufi cũng gần với đời sống hơn, mượn
các yếu tố văn hóa dân gian để đưa vào văn học, cụ thể hóa cho người bình dân dễ
hiểu, thí dụ, sự kết hợp giữa Trời và Người, của Nguyên Lý Tối Cao và người dân
bình thường được mô tả như là người tình nhân trong đời, và do vậy Thượng đế trở
thành một người tình không được thấy mặt nhưng vẫn không xa tầm mắt của nhà thơ.
Một số bài thơ cũng chệch ra ngoài vòng chính thống, có chủ đề phản đối sự áp bức,
nhấn mạnh vào công lý thiêng liêng, chỉ trích những kẻ thống trị độc ác, cuồng
tín tôn giáo, tham lam và đạo đức giả của các giáo sĩ Hồi giáo chính thống. Khi
viết chủ đề như thế, chữ nghĩa ẩn hình như ngụ ngôn và truyện cổ tích.
 Tuy nhiên hầu hết tác phẩm của các nhà thơ
Sufi là văn học sùng đạo Hồi giáo thần bí, có chủ đề như tình yêu thiêng liêng và
sự kết hợp thần bí giữa con người và Thượng đế, thường thông qua các phép ẩn dụ
của thơ tình thế tục. Và như thế đã ảnh hưởng lớn tới sự mơ hồ thần bí-thế tục
trong các nền văn học nói tiếng Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Urdu (tiếng nói của
Pakistan, pha trộn tiếng Ba Tư, Ấn Độ, Ả rập).
 
 Trong khi thế giới hiện nay của chúng ta nhìn
thấy phụ nữ không có tiếng nói trong thế giới Hồi giáo, cụ thể như nữ giới bị cấm
đi học ở Afghanistan, nền văn học Sufi cho thấy hình ảnh phụ nữ Hồi giáo khác rất
nhiều trong hơn một thiên niên kỷ trước. Như trường hợp nhà thơ nữ Rabia of
Basra, một nhà thần bí của thế kỷ thứ 8 trong văn học Sufi, nổi bật như một đỉnh
cao văn học thời xa xưa đó, không bị kỳ thị, không bị dìm hàng… khi nữ thi sĩ đổi
khái niệm sợ hãi Thượng đế của Hồi giáo truyền thống trở thành khái niệm yêu thương,
và như thế đổi hình ảnh các giáo sĩ Hồi giáo chinh phục thế gian bằng gươm đao và
truyền giáo ồn ào để trở thành một hình ảnh bình đẳng, hòa bình, yêu thương và tịch
lặng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khái niệm “tình yêu trọn vẹn” này trong
Hồi giáo Sufi có thể được rút ra từ các cội nguồn Ba Tư hoặc Ấn Độ giáo (và có
thể một phần của Phật giáo), và không hề có ý tưởng thần bí tương đương như thế
từ Cơ đốc giáo hay Do Thái giáo trong thế kỷ thứ chín. Trong tình yêu thần bí đó,
nổi bật trong thơ Rumi (1207 – 1273), một nhà thơ Sufi có lẽ nổi tiếng và có ảnh
hưởng hàng đầu, đã phát triển khái niệm tình yêu như một biểu hiện trực tiếp của
ý muốn của Nguyên lý tối thượng, cũng như đưa ra khái niệm về sự thống nhất và
đồng nhất của nhân loại. Trong thơ của các nhà thơ Hồi giáo Sufi xa xưa đó, Trời
và Người có vẻ ngang hàng nhau, hội nhập vào nhau, và tư tưởng này về sau có thấy
trong một số nhà thần bí Ky tô --- điển hình tư tưởng của Linh mục dòng Đa minh
Đức Master Eckhart (1260 – 1328) từng bị Giáo hoàng Pope John XXII kết luận là
lạc giáo, rối đạo. Tình hình như thế, cho thấy tư tưởng Sufi cũng là thiểu số, không
bao giờ trở thành dòng chính trong thế giới Hồi giáo, và dĩ nhiên không bao giờ
có quyền lực tương đương với các hệ phái Hồi giáo khác…
 
NHÀ
THƠ RUMI
 Nổi tiếng nhất trong các nhà thơ Hồi giáo Sufi
là Rumi (1207-1273).  Đôi khi được gọi đầy
đủ là Jalal ad-Din Muhammad Rumi, có nghĩa là Bậc thầy của chúng ta, là một
trong những nhà thơ lớn nhất của thế giới Hồi giáo. Thế giới văn học Anh gọi ông
đơn giản là Rumi. Là một nhà thần bí Sufi, và là một triết gia, Rumi nêu bật
trong thơ một tình yêu nhân loại. Nhánh Sufi chịu ảnh hưởng của Rumi đã hình thành
một phái thần bí để tôn vinh những lời dạy của Rumi — nhánh Sufi này được nhiều
người phương Tây gọi là 'Whirling Dervishes', tên riêng của họ là trật tự
Mevlevi, với hình ảnh thường gặp trong phim ảnh là điệu múa xoay vòng Sufi.
 
Bìa sách tuyển tập thơ
Rumi, bản dịch của Coleman Barks.
Tranh vẽ Rumi do Hossein
Behzad (1957), một họa sĩ Iran, từ mạng Wikipedia.
 
 Rumi sinh năm 1207 tại Balkh, Ba Tư, ngày nay
là Afghanistan. Cha của ông, Bahāʼ al-Dīn Valad, là một giáo viên tôn giáo và
nhà thần bí nổi tiếng đã nhận một vị trí tại trường đại học ở Balkh. Khi quân
Mông Cổ xâm lược Ba Tư, Rumi rời Ba Tư đến Konya, lúc đó thuộc đế chế Ba Tư. Rumi
đã sớm được giáo dục tâm linh dưới sự dạy dỗ của cha mình là Bahauddin và sau
đó là dưới sự dạy dỗ của người bạn thân Sayyid Burhaneddin của cha mình ở Balkh.
Rumi đã trưởng thành cả về kiến thức lẫn ý thức về đạo qua nhiều năm. Cuối cùng
Sayyid Burhaneddin nói với Rumi rằng giờ đây anh đã sẵn sàng và là một học giả
Sufi trưởng thành và rằng 'giai đoạn tiếp theo' trong quá trình phát triển tâm
linh của anh sẽ sớm xảy ra. Và theo truyền thuyết, Sayyid đã dự đoán sự xuất hiện
của Shams of Tabriz, sẽ làm thay đổi cuộc đời Rumi.
 Ở tuổi 37, Rumi gặp Shams, một người lang
thang tâm linh và được xem là một thánh nhân. Chính cuộc gặp gỡ của ông với người
tu sĩ này vào năm 1244 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông. Trước cuộc gặp gỡ
này, Rumi đã từng là một giáo sư tôn giáo nổi tiếng và là một nhà thần bí có
nhiều kinh nghiệm sâu thẳm; sau đó Rumi trở thành một nhà thơ đầy cảm hứng và một
người yêu nhân loại vĩ đại. Sự đồng hành của Shams với Rumi rất ngắn ngủi. Mặc
dù thực tế là mỗi người là một tấm gương hoàn hảo cho người kia, nhưng Shams đã
biến mất không chỉ một mà hai lần. Lần đầu tiên, con trai của Rumi, Sultan
Veled, đã tìm kiếm Shams và tìm thấy Shams ở Damascus. Tuy nhiên, lần mất tích
thứ hai đã được chứng minh là cuối cùng và người ta tin rằng Shams có thể đã bị
sát hại bởi một số giáo sĩ Hồi giáo chính thống và những người khác của Konya,
những người phẫn nộ với ảnh hưởng của mình đối với Rumi.
 Shams thuyết phục Rumi rằng tại một số thời điểm
nhất định, chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp với Đấng tối cao: các tín đồ thay
vì chỉ đơn giản là người phiên dịch lời Đấng tối cao, trên thực tế, họ có thể
trực tiếp trải nghiệm sự hiện diện của Đấng tối cao. Tác dụng đối với Rumi là
ngay lập tức: từ bỏ trách nhiệm gia đình và học thuật, Rumi dành toàn bộ thời
gian để học hỏi càng nhiều càng tốt từ Shams. Tuy nhiên, nhà thần bí Shams ra đi
không lời giải thích, và biến mất vĩnh viễn vào năm 1248. Kể từ đó, Rumi cống
hiến hết mình cho thơ ca, và ông chủ yếu viết về chủ đề tình yêu. Những câu thơ
của ông, lấy cảm hứng từ Shams— được tính là hơn 30.000 câu trong tất cả—được
thu thập trong một tác phẩm mà ông gọi là Diwan-i Shams-i-Tabriz ('The Divan of
Shams of Tabriz'). Về mặt phong cách, Rumi ưa chuộng ghazal, một thể thơ truyền
thống của Ba Tư có tới mười hai dòng có vần; và ở mức độ đơn giản hơn, dạng thơ
tứ tuyệt Rubai.
 Mặc dù đã có một truyền thống thần bí Hồi giáo
xuất hiện trước Rumi, nhưng thơ của Rumi đã biến đổi cả tư duy và nghi lễ về mặt
này. Ví dụ, điệu nhảy hướng tâm nổi tiếng của các dervishe - nghi lễ sema - được
cho là lấy cảm hứng từ các chuyển động của chính Rumi quanh một cây cột trong
khu vườn của Rumi khi Rumi thương tiếc cho người bạn đồng hành của mình là
Shams. Theo thời gian, những hành động này đã được Rumi điều chỉnh thành một pháp
chiêm nghiệm Sufi và sau đó được truyền lại cho các đệ tử được ông ưu ái, những
người đã soạn lại thành các hoạt động của Dòng Mevlevi mà họ đã thành lập để vinh
danh Hồi giáo Sufi và nhà thơ Rumi. Rumi qua đời vào ngày 17/12/1273 sau Công
nguyên và Urs (Lễ kỷ niệm / lễ hội tâm linh) tưởng nhớ Rumi được tổ chức hàng
năm vào ngày 8 tháng 12 tại Turbe (đền thờ) của ông ở Konya (Thổ Nhĩ Kỳ).
 Nhiều nhà phê bình văn học nhận ra rằng, trong
thơ của mình, Rumi thường sử dụng những hình ảnh có thể gây bất ngờ. Ví dụ, mặc
dù Hồi giáo cấm uống rượu, nhưng Rumi thường mô tả cảm giác 'say và say như
ngây ngất vì người mình yêu'. Ở đây say ngụ ý niềm hạnh phúc của tâm thức thiêng
liêng. Tình yêu là chủ đề thường xuyên trong các bài thơ của Rumi, những mô tả
về tình yêu lãng mạn dường như chỉ là ảo ảnh đối với tình yêu thiêng liêng, thuần
khiết bao trùm tất cả. Những phép ẩn dụ như thế này về sau là phổ biến đối với nhiều
nhà thơ Sufi khác.
 Giáo sư người Ấn độ Hazrat Inayat Khan
(1882-1927), chuyên ngành triết học và âm nhạc, sinh trong một gia đình có truyền
thống Hồi giáo thần bí, nhận định về thơ Rumi: "Những chữ nguyên gốc độc
đáo của Rumi rất là sâu sắc, rất mực hoàn hảo, cực kỳ cảm động, đến nỗi khi một
người đàn ông lặp lại các chữ đó, sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người rơi nước mắt.
Những chữ đó ngấm vào trái tim. Điều này cho thấy bản thân Rumi đã xúc động đến
mức nào khi có thể thốt ra những lời sống động như vậy
.”
 Sau đây là vài bài thơ tiêu biểu của Rumi. Chữ
“you” dịch là “bạn” hay “em” hay cũng có thể hiểu là “tôi” khi tự nhủ, hay người
đọc, người đối diện, người tình, người bạn, hay thượng đế, hay cái không có tên.
 
ÁC
MỘNG
Một
hôm, bạn sẽ nhìn lại, và cười chính mình.
Bạn
sẽ nói, 'Tôi không thể tin rằng mình đã ngủ say như vậy!
Làm
thế nào tôi đã từng quên sự thật?
Thật
kỳ dị để tin rằng nỗi buồn và cơn bệnh
Không
gì khác hơn là những giấc mơ xấu.
----
Rumi
.
YÊU
THƯƠNG
Yêu
thương làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào.
Yêu
thương làm cho đồng thành vàng.
Với
yêu thương, cặn lóng xuống thành trong veo.
Với
yêu thương, khổ đau chấm dứt.
Yêu
thương làm người chết sống lại.
Yêu
thương biến quốc vương thành nô lệ.
Yêu
thương là sự hoàn thành của Ngộ đạo.
Làm
sao một tên ngốc có thể ngồi trên một ngai vàng như thế?
----
Rumi
.
TÌNH
YÊU LÀ THUỐC CHỮA LÀNH
Tình
yêu là thuốc chữa lành

nỗi đau của bạn sẽ cứ mãi sinh ra thêm nhiều nỗi đau
cho
đến khi mắt bạn liên tục thở ra tình yêu
tự
nhiên như thân bạn toát ra mùi hương.
----
Rumi
.
TÔI
QUĂNG TẤT CẢ ĐI
Bạn
chơi với thế giới hợp nhất vĩ đại,
bạn
nhìn thấy mọi người rất rõ ràng

bạn không thể được nhìn thấy. Ngay cả
  
trí
tuệ thông minh cũng mờ nhạt khi nghĩ rằng
bạn
có thể đã rời xa. Bạn đã đến đây một mình,
nhưng
đã tạo ra hàng trăm thế giới mới.
  
Mùa
xuân là một con công đùa giỡn với
khải
thị. Những vườn hồng rực lửa.
Đại
dương đã tràn vào thuyền. Tôi quăng
tất
cả đi, ngoại trừ yêu thương này cho Shams.
---
Rumi
.
SỨC
MẠNH KHÔNG ĐƯỢC THẤY
Chúng
ta là ống sáo, tiếng nhạc của chúng ta đều là Ngài;
Chúng
ta là những ngọn núi âm vang chỉ là Ngài;

chuyển động để bại hay thắng;
Những
con sư tử giương cao lá cờ mở ra
theo
gió vô hình quét chúng ta đi qua thế giới.
----
Rumi
.
NHÀ
THƠ AL HALLAJ
 Nhà thơ Al Hallaj là một vị thầy Sufi huyền
thoại người Iran, sống trong khoảng các năm 858 – 922 theo Tây lịch. Khi còn trẻ,
Al Hallaj đã thuộc lòng Kinh Qur'an và thường xa lìa thế gian trần tục để theo
học các nhà thần bí khác. Ông dành cả cuộc đời mình để chiêm nghiệm và trở thành
một nhà thơ thần bí Sufi nổi tiếng. Nhà thơ bị đóng đinh và bị tra tấn tới chết
vì bị cho là dị giáo, niềm tin không chính thống.
 Al-Hallaj kết hôn trễ và đã có một chuyến hành
hương đến Mecca. Sau chuyến đi đến thành phố được Hồi giáo tin là linh thiêng đó,
ông đã đi du lịch nhiều nơi. Trong thời gian này, ông bắt đầu viết và dạy các ý
tưởng Sufi cho nhiều người. Sau một thời gian đi tới Ấn Độ và nhiều vùng khác của
Trung Á, ông định cư tại thủ đô Baghdad của triều đại Abbasid. Al Hallaj đã
dành cả cuộc đời của mình để suy ngẫm và thường rơi vào trạng thái xuất thần. Trong
những trạng thái tâm linh cao độ này, nhà thơ cảm thấy hoàn toàn đồng nhất với
tất cả tạo vật và với Thượng đế.  
 
Nhà thơ al Hallaj bị xử
tử, hình từ Wikipedia, theo một cổ bản thơ năm 1600.
 
 Qua những trải nghiệm trực tiếp về chiêm nghiệm
sự đồng nhất của tạo hóa, ông từng nói “Ana al-haqq” (“Tôi là Sự thật”– hiểu là
Thượng đế). Vào thời đó, nói như thế bị coi là rất báng bổ, mọi người không thể
hiểu được quan điểm của nhà thần bí này. Do vậy, Al Hallaj đã bị bức hại và bị
kết tội dị giáo. Sau 11 năm ngồi tù, Al Hallaq bị nhà cầm quyền Abbasid tra tấn
và đóng đinh. Có nhiều lời kể rằng Al Hallaj luôn luôn bình tĩnh, và bày tỏ thái
độ tha thứ cho những kẻ đã tra tấn ông. Trước khi bị xử tử, ông nói mấy dòng thơ:
 
Bây
giờ không còn gì giữa Sự thật và tôi
Hay
là sự hiển lộ hợp lý,
Hay
là chứng cớ khải thị;
Bây
giờ, rực rỡ chiếu sáng tràn đầy, ánh sáng của Sự thật
Từng
tia sáng chập chờn, mờ dần.
  
Dưới
đây là vài bài thơ tiêu biểu của Al Hallaj.
 
ĐỂ
ĐẾN VỚI THƯỢNG ĐẾ

bạn, tôi vội vã đi qua đất và nước:

bạn, tôi vượt qua sa mạc và xẻ đôi ngọn núi,

tôi quay mặt xa mọi thứ,
Cho
đến khi tôi đến nơi
Nơi
tôi ở đơn độc với Bạn.
----
Al  Hallaj
.
THEO
SÓNG
Tôi
không ngừng bơi trong biển yêu thương
sóng
dâng lên rồi hạ xuống;
bây
giờ sóng nâng đỡ tôi, và rồi tôi chìm dưới sóng
yêu
thương mang tôi đi, nơi không còn bến bờ.
----
Al  Hallaj
.
TÔI
LÀ NGƯỜI TÔI YÊU THƯƠNG
Tôi
là người tôi yêu thương,

người tôi yêu thương là chính tôi.
Chúng
ta là hai linh hồn nhập thể trong một cơ thể;
nếu
bạn thấy tôi, bạn thấy Ngài,
nếu
bạn thấy Ngài, bạn nhìn thấy chúng tôi.
----
Al Hallaj
.
HÃY
GIẾT TÔI, HỠI NHỮNG NGƯỜI BẠN TRUNG THÀNH CỦA TÔI
Hãy
giết tôi, hỡi những người bạn trung thành của tôi

thân tôi bị giết là cuộc đời của tôi.
Yêu
thương là bạn vẫn đang đứng
Trước
mặt người được yêu của bạn
Khi
bạn bị tước bỏ hết những gì là bạn
Lúc
đó, những gì là Ngài trở thành chính bạn.
Giữa
tôi và bạn, chỉ có duy nhất tôi.
Hãy
tước bỏ đi cái tôi, để chỉ còn lại Bạn.
----
Al Hallaj
  
NHÀ
THƠ HAFIZ
 Nhà thơ thần bí Hafiz (1325 –1389) được nhiều
nhà phê bình gọi một cách vinh danh là “Tiếng nói của Đấng vô hình” và chính nhà
thơ Hoa Kỳ Ralph Waldo Emerson đã nhận xét rằng “Hafiz là nhà thơ của các nhà
thơ.” Thơ của Hafiz có vẻ đẹp và chất nhạc, thể hiện tính hồn nhiên tự phát thơ
mộng. Tương tự nhiều nhà thơ Sufi khác, Hafiz đan xen các chủ đề về sự mơ hồ
vào các bài thơ, qua những hình ảnh thế tục như rượu, say và tình yêu nhân gian.
Hafiz sinh ra ở thành phố Shiraz ở Ba Tư (nay là Iran). Khi còn nhỏ, ông được gọi
là Shams 'ud-din Mohammed. Khi còn nhỏ, Hafiz đã học thuộc Kinh Qur'an, và đó là
lý do tại sao ông lấy bút danh là 'Hafiz'. Chữ Hafiz có nghĩa là người đã thuộc
lòng toàn bộ Kinh Qur'an. Bên cạnh nghiên cứu Kinh Qur'an, Hafiz cũng nghiên cứu
về các nhà thơ Sufi lớn, như Rumi…
 Một câu chuyện nổi tiếng về Hafiz kể về chuyện
anh yêu thương một thiếu nữ. Anh đã nhìn thấy cô ở một nơi khi anh đang giao
bánh mì. Anh say mê nàng đến nỗi không thể nghĩ đến điều gì khác. Hafiz bắt đầu
viết những bài thơ tình để tặng cho nàng, và những bài thơ này đã trở nên nổi
tiếng khắp Shiraz. Không thể sống thiếu nàng, Hafiz quyết định thực hiện 40 đêm
canh thức tại lăng mộ của Baba Kuhi. Theo truyền thuyết, Babu Kuhi là một nhà
thơ nổi tiếng, người đã hứa sẽ thực hiện 3 điều ước cho bất kỳ ai có thể thức
suốt 40 đêm bên lăng mộ của ông.

Hai bìa sách 2 tuyển tập
thơ Hafiz.
 
 Trong đêm đầu tiên, Hafiz đã nhìn thấy Thiên
thần Gabriel, hiện ra như một thiếu nữ xinh đẹp, và anh say mê vẻ đẹp này ngay,
nên quyết tâm chỉ tìm kiếm Thượng đế, về bản chất sẽ đẹp hơn bất kỳ hình dạng
con người nào. Thiên thần Gabriel sau đó tiết lộ cho Hafiz nơi có thể tìm thấy
một bậc thầy tâm linh, người có thể dẫn anh đến với Thượng đế. Vị thầy này là
Muhammed Attar, đang sống một cuộc đời khiêm tốn ở Shiraz.
 Từ đó trở đi, Hafiz trở thành một nhà thơ phi
thường với hàng trăm bài thơ thể hiện niềm khao khát được kết hợp linh thiêng. Thơ
đã làm cho Hafiz trở nên nổi tiếng và ông đã nhận được sự tôn trọng và yêu mến
của nhiều cư dân địa phương. Tuy nhiên, chất thơ ngây ngất và phi chính thống của
Hafiz đã gây ra chống đối từ những người Hồi giáo chính thống đang cầm quyền. Do
vậy, Hafiz đã hai lần phải chạy trốn khỏi thành phố Shiraz. Trong nhiều trường
hợp bị truy bức, Hafiz chỉ thoát được nhờ sự thông minh nhạy bén của mình. Truyền
thuyết kể rằng Hafiz đã sáng tác khoảng 5.000 bài thơ, mặc dù nhiều bài không được
viết xuống, và do đó có một số tranh cãi trong giới học giả về tính xác thực của
một số bài thơ. Truyền thuyết ghi rằng Hafiz đã từng tuyên bố, “Không ai có thể
vẽ một bức tranh quá tuyệt vời của trái tim tôi hoặc Thượng đế.” Dưới đây là vài
bài thơ tiêu biểu của Hafiz.
   
NHỮNG
NGÀY XUÂN
Những
ngày Xuân đã tới. Hoa Eglantine,
Hoa
hồng, hoa uất kim hương từ bụi đất đã trồi dậy –

bạn, vì sao bạn nằm dưới bụi?
Như
những đám mây mùa xuân, đôi mắt này của tôi
Sẽ
rơi nước mắt trên ngôi mộ nhà tù của bạn,
Cho
đến khi bạn cũng từ bụi đất trồi ra.
----
Hafiz
   .
MỘT
BÉ SƠ SINH TRONG VÒNG TAY BẠN
Thủy
triều của tình yêu của tôi
Đã
lên quá cao để ngập tràn tôi
Bạn.
  
Hãy
nhắm mắt bạn trong một khoảnh khắc

có thể tất cả những
sợ
hãi và hoang tưởng của bạn
Sẽ
kết thúc.
  
Nếu
điều đó xảy ra
Thượng
đế sẽ trở thành một bé sơ sinh trong
Vòng
tay bạn
  

rồi bạn
Sẽ
phải chăm sóc tất cả
Tạo
vật này.
----
Hafiz
  .
HÃY
NGƯNG QUÁ MỘ ĐẠO
Hãy
ngưng quá mộ đạo
Cái
gì những người buồn thảm

chung nhau?
.
Như
dường như
Tất
cả họ đã xây lên một ngôi đền
về
quá khứ và thường đến đó
nơi
họ than khóc kỳ lạ
Thờ
phượng.
.
Khởi
đầu của
Hạnh
phúc là gì?
Đó
là khi bạn ngưng mộ đạo
Như
Thế.
----
Hafiz
.
ĐIỆU
MÚA VĨNH CỬU
Tôi
hạnh phúc ngay cả trước khi tôi có lý do.
Tôi
tràn đầy ánh sáng ngay cả trước khi bầu trời

thể chào mặt trời hay mặt trăng.
 
Các
bạn đồng hành thân mến,
Chúng
ta trong tình yêu Thượng đế
Đã
từ rất xa xưa, rất xa xưa
 
Bây
giờ Hafiz có thể làm gì chỉ trừ Vĩnh Cửu
Vào
Điệu Múa!
----
Hafiz
  
NHÀ
THƠ KABIR
 
Nhà
thơ Kabir (1440 – 1518) của dòng văn học Sufi là người Ấn Độ, nổi tiếng với câu,
Dòng sông chảy trong bạn cũng chảy trong tôi.” Có rất nhiều truyền thuyết,
dị bản về sự ra đời, cuộc sống và cái chết của Kabir, một trong những nhà thơ
và nhà thần bí được trích dẫn nhiều nhất ở Ấn Độ. Bản thân sự ra đời của ông
cũng là một điều bí ẩn, một số người nói rằng anh ta là con trai của một góa phụ
Bà la môn, những người khác cho rằng anh ta được sinh ra từ một trinh nữ, mặc
dù điều mọi người cùng đồng ý là Kabir lớn lên trong một gia đình thợ dệt Hồi
giáo. Anh ta chưa bao giờ được học hành chính quy và có truyền thuyết nói Kabir
gần như mù chữ hoàn toàn. Theo truyền thuyết này, chữ duy nhất mà anh từng học
cách viết là "Rama."
 
Ba bìa sách 3 tuyển tập
thơ Kabir.
 

truyền thuyết nói rằng ông đã từ trần năm 120 tuổi. Có một truyền thuyết nổi tiếng
về cái chết của ông. Khi Kabir qua đời, những người theo đạo Hindu và đạo Hồi của
ông bắt đầu giành nhau làm những nghi thức cuối cùng. Khi họ vén tấm vải che
xác Kabir lên, họ thấy xác biến mất và chỉ còn là những bông hoa. Những người
theo Hồi giáo chôn cất một nửa số hoa theo nghi thức của họ và những người theo
đạo Hindu hỏa táng một nửa hoa còn lại. Kabir được đạo Hindu phong là một vị thánh
trong hệ phái Bhakti. Thơ của Kabir cũng được xuất hiện trong Kinh thánh đạo Sikh.
Có ít nhất một bài thơ của Kabir mang phong cách Phật giáo, với câu hỏi làm thế
nào từ bỏ Maya (bức màn hư ảo) và nhà thơ tự trả lời là khi rời được Tham, Sân
và Si; chữ “brother” trong bài sẽ được dịch dưới đây là “sư huynh.”
 
Kabir
sống trong thời kỳ có nhiều biến động chính trị ở Ấn Độ. Cuộc sống của Kabir
xoay quanh Kashi, còn được gọi là Banaras (Varanasi). Truyền thuyết kể rằng Kabir
thực sự là con trai bị bỏ rơi của một góa phụ Bà la môn, và được tìm thấy bởi một
thợ dệt Hồi giáo tên là Niru, người này đã nhận nuôi cậu bé và dạy cậu ta nghề
thợ dệt. Kabir thông qua những câu thơ mang tư tưởng thần bí phần lớn nêu lên sự
thờ phượng và tưởng nhớ đến Đấng tối cao trong nội tâm. Đối với ông, sự thờ phượng
đích thực chỉ ở bên trong. Dưới đây là vài bài thơ tiêu biểu.
  

MỘT MẶT TRĂNG TRONG THÂN TÔI

một mặt trăng trong thân tôi,
nhưng
tôi không thể nhìn thấy trăng
Một
mặt trăng và một mặt trời.
Một
cái trống chưa bao giờ được tay chạm vào
để
đánh lên, và tôi không thể nghe thấy nó!
.
Khi
nào anh còn lo lắng về chuyện sẽ chết khi nào,

về những gì anh sở hữu có là của anh,
tất
cả những gì anh làm đều là không.
Khi
lòng yêu thương “cái tôi” và “cái của tôi” chết đi
khi
đó công việc của Bậc Thầy hoàn tất.
.
Mục
đích làm việc là để học
khi
bạn biết điều đó, việc làm đã kết thúc.
Hoa
táo hiện ra để làm thành quả táo, khi thời điểm
đó
đến, cánh hoa sẽ rơi.
.
Mùi
xạ hương ở bên trong con nai,
nhưng
nai không tìm xạ hương:
nai
lang thang tìm cỏ.
----
Kabir
   .
HÃY
NÓI CHO TÔI BIẾT, SƯ HUYNH ƠI
Hãy
nói cho tôi biết, sư huynh ơi
làm
thế nào tôi có thể từ bỏ Maya?
Khi
tôi từ bỏ việc buộc ruy băng,
tôi
vẫn buộc áo quanh mình.
Khi
tôi từ bỏ việc buộc áo,
Tôi
vẫn che thân trong những nếp gấp của nó.
 

vậy, khi tôi từ bỏ đam mê,
Tôi
thấy rằng sân giận vẫn còn;
 

khi tôi từ bỏ sân hận,
lòng
tham vẫn ở với tôi;
 

khi lòng tham bị khuất phục,
niềm
tự hào và vinh quang vẫn còn;
 
Khi
tâm được tách rời và ném Maya đi,

vẫn bám vào chữ nghĩa.
 
Kabir
nói, 'Hãy nghe tôi, Sadhu thân mến!
Con
đường chân thực hiếm khi được tìm thấy.'

Kabir
          .
KHI
NGÀY ĐẾN
Khi
Ngày đến -
Ngày
mà tôi đã sống và chết vì đó —
Ngày
không có trong bất kỳ lịch nào —
Mây
nặng trĩu yêu thương
Tắm
cho tôi với tràn ngập hoang dã.
Trong
tôi, hồn tôi ướt đẫm.
Quanh
tôi, ngay cả sa mạc cũng xanh tươi.
  
----
Kabir
     .
NHÀ
THƠ RABIA AL BASRI
 Đại sư tỷ của làng thơ Sufi thần bí là Rabia
al Basri (717–801), cũng là một nhà thơ tiên phong đã để lại những lời dạy
phong phú về tình yêu Thần thánh. Không có nhiều thông tin về Rabia al Basri,
ngoại trừ việc cô sống ở thành phố Basra ở Iraq, vào nửa sau của thế kỷ thứ 8 theo
Tây lịch. Cô sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó. Nhiều chuyện kể tâm linh gắn liền
với cô là những thực tế kết hợp với truyền thuyết. Bản thân nhà thơ Rabia đã
không để lại bất kỳ tác phẩm chữ viết nào. Tuy nhiên, những bài thơ truyền miệng
của cô sau này được viết ra, chúng thường thể hiện chủ đề về Tình yêu thiêng
liêng mãnh liệt. Thí dụ như mấy dòng trích từ một bài thơ của Basri:
Không
có Ngài — Đời con, Tình yêu của con —
Tôi
sẽ không bao giờ lang thang qua những đất nước vô tận này.
Ngài
đã tuôn đổ biết bao hồng ân cho con,
Đã
cho con rất nhiều ưu đãi, cho con quá nhiều quà tặng -
Con
tìm khắp mọi nơi cho tình yêu của Ngài -
Rồi
đột nhiên tràn ngập lòng con.
----
Rabia al Basri (trích từ bài, My Joy)
 
Sau
cái chết của cha cô, nạn đói xảy ra ở Basra, và trong thời gian đó, cô bị chia
cắt khỏi gia đình. Không rõ bằng cách nào mà cô lại đi trong một đoàn lữ hành bị
bọn cướp bắt giữ. Cô bị bọn cướp bắt và bán làm nô lệ. Chủ nhân đã giao việc, và
cô làm rất chăm chỉ, nhưng vào ban đêm, sau khi xong việc, cô Rabia cầu nguyện.
Đôi khi, cô dành cả đêm để cầu nguyện và thường nhịn ăn vào ban ngày. Một ngày
nọ, người chủ nhà theo dõi sự sùng kính của cô. Có một ánh sáng thiêng liêng
bao phủ cô khi cô cầu nguyện. Bị sốc khi bắt giữ một người ngoan đạo như vậy
làm nô lệ, ông đã trả tự do cho cô.
 
Thơ của Basri, một nhà thơ
nữ thần bí Hồi giáo Sufi,
được nhiều học giả dịch
ra Anh văn.
 
Thế
rồi Rabia đi vào sa mạc để cầu nguyện và trở thành một nhà khổ hạnh. Không giống
như nhiều nhà thần bí Sufi, cô không học trực tiếp từ một người thầy, mà chỉ hướng
về chính Thượng đế. Suốt đời cô, nổi bật là mối tình của cô hướng về Thượng đế.
Sống nghèo và khổ hạnh là những người bạn đồng hành không ngừng của cô. Cô
không có gì nhiều ngoài một cái bình vỡ, một chiếc chiếu cói và một viên gạch
mà cô dùng làm gối. Khi danh tiếng của cô tăng lên, nhiều người tới xin làm đệ
tử. Mặc dù cô có nhiều lời đề nghị xin kết hôn, và có một lời xin cầu hôn từ vị
Thị trưởng Basra (Amir of Basra), cô đều đã từ chối – nói rằng vì cô không có
thời gian trong đời cho bất cứ điều gì khác ngoài Thượng đế.
 Tuy nhiên, một điểm rất cách mạng trong thần học
Hồi giáo của thế kỷ thứ 8 là, nhà thơ Rabia là người đầu tiên đưa ra ý tưởng rằng
Thượng đế nên được yêu thương vì chính Thượng đế chứ không phải vì sợ hãi. Nhà
thơ nữ này dạy rằng sự sám hối là một món quà từ Thượng Đế bởi vì không ai có
thể sám hối trừ khi Thượng Đế đã chấp nhận người ấy và ban cho người ấy món quà
sám hối này. Đối với bản thân, cô hướng đến một lý tưởng cao cả hơn, tôn thờ Thượng
đế không phải vì sợ Địa ngục hay hy vọng vào Thiên đường, vì cô coi tư lợi như
vậy là không xứng đáng với tư cách là tôi tớ của Thượng đế. Sau đây là hai bài
thơ điển hình của nhà thơ Rabia al Basri.
  
NẾU
CON TÔN THỜ NGÀI
Nếu
con tôn thờ Ngài vì sợ Hỏa Ngục,
xin
hãy thiêu con trong Hỏa Ngục!
Nếu
con tôn thờ Ngài vì khao khát Thiên đường,
xin
hãy khóa cổng Thiên đường ngăn con.
Nhưng
nếu con tôn thờ ngài vì chính riêng Ngài
xin
đừng từ chối con Vẻ đẹp vĩnh cửu của Ngài.
----
Rabia al Basri
    .
THỰC
TẠI
Trong
tình yêu, không có gì hiện hữu giữa trái tim và trái tim.
Lời
nói được sinh ra từ khao khát,

tả thực là từ hương vị thực.
Người
nào nếm, người đó biết;
Người
nào giải thích, chỉ là lời nói dối.
Làm
thế nào bạn có thể mô tả hình thức thực của Một cái gì

trong hiện hữu đó, bạn đã bị biến mất?

trong hiện hữu đó, bạn vẫn còn hiện hữu?

ai sống như một dấu hiệu cho cuộc hành trình của bạn?
----
Rabia al Basri
 
PHAN
TẤN HẢI
 


















































































































































































































































































































































































































































































































































































































Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá dịch vụ nâng cao DR chất lượng, cam kết hiệu quả tại TPHCM

PHẦN III: CẢM NHẬN NHÂN ĐỌC KÝ ỨC CỦA LOÀI BÒ SÁT CỦA NHÀ VĂN TRỊNH Y THƯ

NHỮNG ĐOẠN TÌNH RỜI NGŨ NGÔN