Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2023

CHIỀU TÍM. MỘT BÔNG TRĂNG

Hình ảnh
Sao Khuê   Đan Thọ. Đinh Hùng. Và nhạc phẩm Chiều Tím   Chiều tím. một bông trăng… Tôi viết câu này đã lâu lắm. Không nhớ trong bài thơ nào. Nay nghe lại Chiều Tím, nhạc Đan Thọ, thơ Đinh Hùng, bỗng một không gian lãng đãng hiện về cùng tiếng vĩ cầm. Ôi, nay Đan Thọ đã ra đi, tiếng vĩ cầm đã lặng. Ông qua đời ngày 4 tháng Chín năm 2023, thành phố Houston, Texas, hưởng đại thọ 99 tuổi. Đan Thọ ra đi để lại nhiều tác phẩm giá trị, trong đó có bài Chiều Tím với ca từ của Đinh Hùng. “Chiều Tím,” có thể được xem là một trong những nhạc phẩm đặc sắc nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Theo trang Wikipedia, nhạc phẩm này được danh ca Anh Ngọc hát lần đầu tiên trên đài phát thanh. Sau đó được nhiều ca sĩ khác trình diễn như Lệ Thu, Khánh Ly, Hồng Nhung, Khánh Hà, Ý Lan, Tuấn Ngọc…”   Xin nghe Kalynh Ngô thuật lại: Vào một ngày của thập niên 1960, khi đang ngồi uống cà phê ở quán La Pagode góc đường Tự Do (cũ), nhạc sĩ Đan Thọ đưa một bản nhạc ông vừa sáng tác, nhưng chưa đặt lời cho hai nhà thơ Đ

CHIỀU. TRONG CÕI ĐÁ VÀNG. VÀ THANH SÂM…

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp Thanh Sâm và tác phẩm   CHI Ề U. TRONG CÕI Đ Á V À NG                           *tặng thanh sâm   chiều rũ cánh đêm về thanh sâm ơi mình chợt như thấy lại nhánh thông khô. và mặt trăng. đong đưa. đong đưa. trên mái ngói ngôi nhà số 3 nguyễn trường tộ nơi vợ con mình. và bạn bè. và sâm. từng có mặt nay đã chia xa và con đường rose một đêm mình chở thanh sâm tới thanh sâm mặc áo dài trắng. không trang điểm. tóc đen phủ xuống đôi vai nụ cười hải đường. tím mắt mở to nhìn đinh cường vẽ tranh. khỏa thân nâu hồng. và hoa phù dung trong vườn hoa phù dung. ôi dung. vợ mình vừa mới ra đi. giọt nước mắt giã từ đêm ấy. sơn ôm đàn. gào vết lăn. vết lăn trầm và tiếng gió. đập vào mặt trăng. và đá núi. rừng thông còn đâu con đường rose trịnh công sơn chết. đỗ long vân chết anh tốn đã ra đi và mình biết. thanh sâm bây giờ. lúc nhớ. lúc quên   thì hãy về đứng trên ngọn đồi ấy. để nhìn và thấy lại khánh ly còn hát. bên bờ cỏ tía thành phố trong đêm. con tàu còn rọi đèn. sương ngủ. hồ

HÔM NAY CÓ PHẢI LÀ THU

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp   Mùa thu tới   Dưới bầu trời nhiều mây điểm vài hạt mưa thưa, anh gởi đến em một bài viết của năm nào như một khúc nostalgia m ùa thu . Em đọc nhé. Hôm nay có phải là thu... Có vẻ như đây là một câu hỏi, khá là bâng quơ, không biết hỏi mình hay hỏi ai. Và khi vừa cất tiếng lên là thấy ngay bầu trời chập chùng của mùa thu và nghe vang lên trong đầu những câu thơ của Đinh Hùng ngày nào. Đồng thời cũng nhớ lại những ca khúc đã làm nên tâm cảm của mình một thời tuổi trẻ. Vậy hôm nay nhân buổi nhàn hứng, gặp lúc hè vãn thu về, Nguyễn tôi xin được cùng bạn đọc bàn phiếm đôi dòng về những hương sắc không bao giờ nhạt phai trong tim người.       Hôm nay có phải là thu… Câu thơ của Đinh Hùng quả thật đơn giản như một lời nói, ấy vậy mà gợi lên trong lòng biết bao cảm xúc. Vâng. Hôm nay có phải là thu / Mây năm xưa đã phiêu du trở về... Mình đọc và thuộc bài thơ từ thuở còn Trung học ở Huế, nghĩa là lúc mộng chưa phai tàn, đời chưa đá đít đòi phen và vòng kim cô Cộng Sản chưa th

THƠ HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp   The Butterfly effect. Internet   có bao giờ em nghe gió nói về hiệu ứng cánh bướm butterfly effect này nhé cái vỗ cánh của một con bướm ở brazil có thể gây ra cơn lốc xoáy. tornado. tận vùng đồng cỏ texas anh cũng muốn thơ anh. như cánh bướm kia. tạo ra                                                          những chấn động. màu hổ hoàng trên phế tích. ngày qua   vâng. thơ anh sẽ về lại ngôi trường của mùa hè gặp em và mái tóc ngày cài chiếc nơ. xanh thời sagan và un certain sourire   hay tới. một ga xe lửa. lúc tàu sắp hụ còi hoàng hôn và giọt lệ. chia tay. đắng. xót   ôi. thơ anh sẽ ở lại. và ngân vang. như tiếng phong linh trước căn nhà chỉ có mình em và những cơn ho gõ cửa   hay ở những nấm mồ gió. chạy qua bờ cát đỏ và hàng dương. ánh chiều tà. bạo liệt   hoặc giả. anh sẽ đọc thơ mình trên cánh đồng. của những con chim chờ chết cô bé ấy bảo anh ơi hãy cám ơn hoa quỳ vàng đã nở đầy cánh đồng thơ một lần nọ   nhớ không em góc phố khuất có mùi hoa ngọc lan thuở anh

MƯA BAY THEO THỜI GIAN

Hình ảnh
Nguyễn Thị Khánh Minh   Hoa phượng sân trường        *tặng Duyên.   Những con đường nắng gọi. Leng keng tiếng chuông người đưa thư reo ngát cổng hoa sứ. Những lá thư hẹn hò năm tháng. Ta yêu nhau tuổi hai mươi. Trời sài gòn rất thơ. Nắng Sài Gòn rất lụa. Nên em hoài áo trắng. Nên anh yêu mầu áo ấy vô cùng.* Ơi thi sĩ nhịp tim dịu mềm cỏ mật.   Những con đường mưa xanh. Trời sài gòn rất nhạc. Nhạc sài gòn rất mộng rất điên mơ… thà như giọt mưa rơi trên mặt duyên em tóc ngắn học bài ngoan bên cửa sổ người từ trăm năm về ngang trường Luật chút đong đưa tiễn người mai xa phố, mộng mị hành trang nhớ hạt mưa thơm Sài Gòn hút bóng đường xa thương người thơ cô độc.**   Thảng thốt cánh phượng mùa Hè. Trời tung gió chướng. Giấc mơ sai bè thanh xuân cụt giọng đồng ca những nốt ngày rụng rơi bóng tối. Trời Sài Gòn phượng tan mùa nắng lửa. Đường Sài Gòn cuồn cuộn biển đưa chân. Ta chạy mòn hơi. Mưa khô trên tượng đa*** những duyên Sài Gòn những hạt mưa trong… Run rẩy thời gian nghe thanh xuân chớm

PHỐ NÚI MÙ SƯƠNG

Hình ảnh
Phan Thị Như Ngọc Đà Lạt.Tranh Đinh Cường   Mỗi khi không khí Sài Gòn khó thở, tôi lại tự nhủ phải đi đâu đó vài ngày. Nhưng rồi không đi đâu. Nhẫn nại sáng thức dậy pha một ly cà phê rẻ tiền, uống một mình, nhắm mắt cho xong. Sau đó ngồi vào bàn viết. Nghỉ ngơi và nghĩ ngợi một lát. Lại đọc và viết…Ăn uống xen kẽ, ngủ xen kẽ. Thi thoảng nói vài câu cần thiết với ai đó. Nhẫn nại một lần như thế là một mạch mấy năm. Cho tới khi thấy không khí Sài gòn khó thở, lại tự nhủ phải đi đâu đó vài ngày. Đà Lạt cuối cùng đã phá vỡ chu kỳ này. Tôi viết cho chàng em sẽ đi… Và đi thực, trên chuyến xe đêm. La Ngà, Bảo Lộc dưới trăng Mười Sáu đẹp ửng lên. Xa xa ướt át những dòng nước mềm, những thung lũng, đồi trà, rừng thông gối lên nhau thiếp ngủ. Trong khoang xe tối mịt nhìn ra, cảnh vật bồng bềnh huyền hoặc. Xe như đang trôi, đang rơi, đang lạc giữa không trung hun hút gió. Chàng bảo em thăm lại cho anh con đường Hoa Hồng, cà phê Tùng, chợ Đà Lạt… trong khi ký ức của tôi chỉ có dã quỳ và anh đà

THƠ THÁNG CHÍN

Hình ảnh
nguyễnxuânthiệp V ƯỜ N T ƯỢ NG MAI CH Ử NG   Mai Chửng                              *nhớ bạn ra đi vào tháng 9   sẽ về đứng cùng đá và cây. trong vườn tượng rạng rỡ cười tháng chín. chim như mây những bầy sao trên đồng cỏ khoảnh khắc. cùng tấu khúc ca ngợi niềm vui. của                                                                 đất và người bản symphony số 9 như hoa của đá. nước mắt cây đừng khóc. em đừng khóc trời nổ cơn giông cho một ngày đã qua     SÀI GÒN. CHI Ề U M Ư A NG Â U   hoàng bạn cũng ra đi vào tháng 9 như mai chửng tháng chín. chim như mây giờ này biển nha trang cuộn sóng san jose. những hàng cây. nghiêng gió sài gòn. chiều mưa ngâu tôi thấy nhắm mắt. và thấy bạn ngồi đốt thuốc. với mai thảo. thanh tâm tuyền trong quán. đường phạm ngũ lão. trước báo văn ly cà phê. tối ai gọi tên hoàng trương gia vy. đứng đầu ngã ba những ngọn đèn hoa lys. héo rũ mưa rơi mưa rơi trên những mái nhà phố. nói lời từ biệt hoàng ơi NXT Khi ở garland, texas tháng 9.2015   Nguyễn Xuân Hoàng

ĐỌC ‘IM LẶNG, NHƯ LỜI CHIA TAY’. CỦA CAO HUY THUẦN

Hình ảnh
Đỗ Hồng Ngọc   Cao Huy Thuần và tác phẩm   Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay … dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”… Bồng đứa bé mới sanh đỏ hỏn trên tay mà không thấy “thiêng liêng” sao? Đứa bé bỗng nhoẻn miệng cười không vì đâu cả mà không thấy “thiêng liêng” sao?... Người bạn, kêu sáng Mùng Một Tết chợt thấy “thiêng liêng”? Lạ quá. Thiêng liêng đến từ đâu? Thì đến từ thiêng liêng chớ từ đâu nữa! Từ cái nhoẻn miệng cười của đất trời, từ cái đất nước gió lửa run rẩy trong ta vì già nua giữa ngày Mồng Một Tết chớ đâu nữa! Họa sĩ Poussin (1594-1665), bàn tay run rẩy bệnh hoạn không chịu nghe lời ông nữa, ông phải từ giã bút màu với nỗi buồn chán… Nhưng, bất ngờ, những bức tranh run rẩy của ông về sau được giới phê bình tán thưởng hơn bao giờ hết. Họ phát hiện ra r