AI RA ĐI MÀ QUÊN TRỜI XƯA ĐƯỢC SAO…
nguyễnxuânthiệp
Bến sông xưa
Ai ra đi mà quên trời xưa được sao. Xin mượn ca từ bài hát của Trần Đình
Quân (có sửa một chữ) để diễn tả lòng mong ước ngày về. Nhưng với Nguyễn và một
số đông bằng hữu thì vấn nạn đã được đặt ra: Có thể nào về lại được không? Cho
dù có vài kẻ đã về và ở lại luôn bên ấy. Mà những người trở về này được biết
đến nhiều nhất là giới ca sĩ. Có lẽ họ nghĩ rằng là chim thì hót ở đâu cũng
được -Đông hay Đoài thì cũng rứa rứa xêm xêm. Đã không biết ấm lạnh thì thôi,
mặc kệ họ thôi.
Quân (có sửa một chữ) để diễn tả lòng mong ước ngày về. Nhưng với Nguyễn và một
số đông bằng hữu thì vấn nạn đã được đặt ra: Có thể nào về lại được không? Cho
dù có vài kẻ đã về và ở lại luôn bên ấy. Mà những người trở về này được biết
đến nhiều nhất là giới ca sĩ. Có lẽ họ nghĩ rằng là chim thì hót ở đâu cũng
được -Đông hay Đoài thì cũng rứa rứa xêm xêm. Đã không biết ấm lạnh thì thôi,
mặc kệ họ thôi.
Riêng Nguyễn và bạn bè thì e rằng không thể nào về lại được, khi trên
tiền trường sân khấu còn bóng quỷ dữ (xin mạn phép độc giả nhắc lại một câu đã
viết cách đây dăm năm -em còn nhớ hay đã cố tình quên đi?). Thân xác không thể
trở về nhưng hồn mộng đêm đêm vẫn tìm bếp lửa ngày xưa. Trong tập tạp bút Nắng
& Hoa, Cao Huy Thuần có thuật một câu chuyện khá cảm động: Chị bạn của
Thuần tên Hà (tên này do Nguyễn đặt ra, vì không nhớ tên nhân vật trong câu
chuyện). Chị Hà ở Mỹ, anh của chị ở Pháp, một cô em gái ở Đức, một cô em nữa ở
Đan Mạch. Hằng năm, họ lấy ngày giỗ cha để họp mặt anh chị em. Chị Hà kể:
"Anh em gặp nhau vui quá, nhưng nhìn mười đứa nhỏ chơi với nhau, đứa thì
tiếng Mỹ, đứa tiếng Pháp, đứa tiếng Đức, đứa líu nhíu tiếng Đan Mạch, chẳng đứa
nào nói được tiếng Việt với đứa nào, tôi tự hỏi không biết hương hồn ông nội
ông ngoại chúng nó có buồn không. Tứ chiếng giang hồ, đúng là gia đình chúng
tôi giang hồ tứ chiếng!" Rồi chị Hà nói tiếp, vẫn giọng nói dễ thương:
"Nói gì thì nói, nhưng ví thử tôi chết đi, xuống địa ngục, Diêm Vương nó
hỏi tôi muốn đầu thai thành người gì, tôi sẽ móc túi đút cho nó năm bảy cây để
năn nỉ xin làm lại người Việt Nam. Tôi mà đi giữa đường đụng xe, nhắm mắt một
cái là hồn bay một mạch về Huế liền." Gặp nhau ở sân bay sửa soạn về Mỹ,
chị Hà ký một tấm check đưa Cao Huy Thuần nhờ chuyển về giúp Huế. Thuần cám ơn
và hứa sẽ mua cái gì đó thật xứng đáng với trái tim của chị Hà. Chị nói chính
chị phải cám ơn Huế vì nếu không có Huế để chị nghĩ tới thì chị đâu còn biết
mình là cái gì. Riêng Cao Huy Thuần, trong những chuyến về thăm nhà, biết được
ga Huế đang cần một cái đồng hồ cho khách đi tàu (bọn cán bộ nay đã giàu sụ,
giàu một cách vô liêm sỉ, đâu cần nghĩ tới cái đồng hồ cho một nhà ga quê nhà).
Chị Hà thì nay không còn nữa (chị chết vì ung thư) nhưng trái tim chị đã biến
thành cái đồng hồ điểm thời gian trên sân ga Huế.
tiền trường sân khấu còn bóng quỷ dữ (xin mạn phép độc giả nhắc lại một câu đã
viết cách đây dăm năm -em còn nhớ hay đã cố tình quên đi?). Thân xác không thể
trở về nhưng hồn mộng đêm đêm vẫn tìm bếp lửa ngày xưa. Trong tập tạp bút Nắng
& Hoa, Cao Huy Thuần có thuật một câu chuyện khá cảm động: Chị bạn của
Thuần tên Hà (tên này do Nguyễn đặt ra, vì không nhớ tên nhân vật trong câu
chuyện). Chị Hà ở Mỹ, anh của chị ở Pháp, một cô em gái ở Đức, một cô em nữa ở
Đan Mạch. Hằng năm, họ lấy ngày giỗ cha để họp mặt anh chị em. Chị Hà kể:
"Anh em gặp nhau vui quá, nhưng nhìn mười đứa nhỏ chơi với nhau, đứa thì
tiếng Mỹ, đứa tiếng Pháp, đứa tiếng Đức, đứa líu nhíu tiếng Đan Mạch, chẳng đứa
nào nói được tiếng Việt với đứa nào, tôi tự hỏi không biết hương hồn ông nội
ông ngoại chúng nó có buồn không. Tứ chiếng giang hồ, đúng là gia đình chúng
tôi giang hồ tứ chiếng!" Rồi chị Hà nói tiếp, vẫn giọng nói dễ thương:
"Nói gì thì nói, nhưng ví thử tôi chết đi, xuống địa ngục, Diêm Vương nó
hỏi tôi muốn đầu thai thành người gì, tôi sẽ móc túi đút cho nó năm bảy cây để
năn nỉ xin làm lại người Việt Nam. Tôi mà đi giữa đường đụng xe, nhắm mắt một
cái là hồn bay một mạch về Huế liền." Gặp nhau ở sân bay sửa soạn về Mỹ,
chị Hà ký một tấm check đưa Cao Huy Thuần nhờ chuyển về giúp Huế. Thuần cám ơn
và hứa sẽ mua cái gì đó thật xứng đáng với trái tim của chị Hà. Chị nói chính
chị phải cám ơn Huế vì nếu không có Huế để chị nghĩ tới thì chị đâu còn biết
mình là cái gì. Riêng Cao Huy Thuần, trong những chuyến về thăm nhà, biết được
ga Huế đang cần một cái đồng hồ cho khách đi tàu (bọn cán bộ nay đã giàu sụ,
giàu một cách vô liêm sỉ, đâu cần nghĩ tới cái đồng hồ cho một nhà ga quê nhà).
Chị Hà thì nay không còn nữa (chị chết vì ung thư) nhưng trái tim chị đã biến
thành cái đồng hồ điểm thời gian trên sân ga Huế.
NXT
Nhận xét
Đăng nhận xét