ĐỌC ‘IM LẶNG, NHƯ LỜI CHIA TAY’. CỦA CAO HUY THUẦN

Đỗ
Hồng Ngọc
 


Cao Huy Thuần và tác phẩm 

Anh
Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im
Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày
Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi!
“Tôi đang lắng nghe tôi
đang lắng nghe im lặng đời mình”
(TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh
nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…
Bồng
đứa bé mới sanh đỏ hỏn trên tay mà không thấy “thiêng liêng” sao? Đứa bé bỗng
nhoẻn miệng cười không vì đâu cả mà không thấy “thiêng liêng” sao?... Người
bạn, kêu sáng Mùng Một Tết chợt thấy “thiêng liêng”? Lạ quá. Thiêng liêng đến
từ đâu? Thì đến từ thiêng liêng chớ từ đâu nữa! Từ cái nhoẻn miệng cười của đất
trời, từ cái đất nước gió lửa run rẩy trong ta vì già nua giữa ngày Mồng Một
Tết chớ đâu nữa!
Họa
sĩ Poussin (1594-1665), bàn tay run rẩy bệnh hoạn không chịu nghe lời ông nữa,
ông phải từ giã bút màu với nỗi buồn chán… Nhưng, bất ngờ, những bức tranh run
rẩy của ông về sau được giới phê bình tán thưởng hơn bao giờ hết. Họ phát hiện
ra rằng “không phải tay họa sĩ run mà là thời gian run”.
Còn
họa sĩ Cézanne (1839-1906) viết “Tôi già và bệnh, nhưng tôi thề sẽ chết
trong
  khi vẽ…”. Danh họa Nhật, Hokusai
nói từ năm 73 tuổi mới hiểu cấu trúc của thiên nhiên, bởi vậy, 80 ông sẽ, 90,
100, 110… ông sẽ…
Để
rồi cuối cùng, Cao Huy Thuần và người bạn đồng ý “ly cà phê buổi sáng là thiêng
liêng”, “cái má núm đồng tiền là thiêng liêng”, “cái răng khểnh là thiêng
liêng”… Ôi chao!
 
Phật
dạy có bốn thứ Ma thân thiết với ta. Phiền não ma, Ngũ ấm ma, Thiên ma, Tử
ma.
  Tử ma chính là “thị giả” của ta, gần
gũi ta và giúp đỡ ta, gắn với ta từ trong trứng nước. Tưởng là kẻ xấu mà không,
hắn rất tử tế, luôn nhắc ta từng chút, nhờ vậy mà ta tránh biết bao tai ương,
khổ nạn.
Nhìn
lại, có hay không có tái sinh? Có hay không có “kiếp” sau? Có lần khi trò
chuyện với Ni sư Trí Hải tôi hỏi một kiếp dài khoảng chừng 10 phút không cô? Cô
cười, không trả lời. Có lẽ cô muốn nói… một kiếp dài cỡ một sát-na!
 
Thầy
Tuệ Sỹ trong cuốn Tổng Quan về Nghiệp viết: Có hay không có Nghiệp? Có hay
không có Tự ngã? Có hay không có Thời gian?...
 Nghiệp, là kinh nghiệm được tích lũy và tồn
tại trong nhiều đời sống. Không có thời gian, không có ký ức thì lấy đâu cho
nghiệp vận hành, tạo tác, lưu trữ, lưu xuất, dị thục, nhân quả? (Tuệ Sỹ)

thực không có nhiều đời sống? Một đời trước và đời sau – những đời sau- để cho
ký ức gợi lại, nhân quả. Bằng chứng đâu?
Nhưng,
nếu hỏi tôi tin không? Tôi tin. Tại sao tin? Không biết! Phải chăng, thỉnh
thoảng ta gặp một người nào đó thấy như đã từng hẹn nhau từ muôn kiếp trước,
hay một nơi chốn nào đó thấy như về mái nhà xưa?
 

ức được lưu trữ ở đâu để tạo thành Nghiệp mà truyền đi? Khoa học não bộ trả
lời: ở hippocampus (hồi hải mã) trong não. Thế nhưng, khi thân này tan rã,
hippocampus và toàn bộ thể viền của não bộ cũng không còn, ký ức được tàng trữ
trong thân vật lý này cũng biến mất theo. Phải chăng
“ngoài cơ chế vật lý
của ký ức, còn có sự tham gia của một yếu tố phi vật chất, không nhất thiết là
ý thức, để lấy đó làm cơ sở tiếp cận đến vấn đề nghiệp tích lũy, cho đến trong
đời sau được xử lý để cho quả dị thục của nó”?
(Tuệ Sỹ).
 
Đức
Phật dạy:
Có nghiệp được tạo tác, có quả dị thục được lãnh thọ, nhưng không
có người tạo tác, không có người lãnh thọ. 
Nhà
khoa học cũng bảo: “Có design nhưng không có designer”. Nhưng sao chim bồ câu
thì cứ bay ngàn dặm về đưa thư, cá hồi cứ bốn năm lại quay về chốn cũ để sinh
đẻ rồi chết? Ngày nay, sinh vật từ hạt đậu đến chuột bọ, khỉ vượn… cũng được
can thiệp vào gène để tạo ra những “dị thục” những “quả” bất ngờ, gọi là
transgenic.
“Je
pense, donc je suis – Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” (Descartes). Vậy tôi không
tư duy, thì không… có tôi? Phải chăng “vô niệm” thì vô ngã? Trong Tam muội Phổ
Hiền (Samadhi) thì quả thấy vô ngã khi tan biến vào
vô tướng của Như Lai
tạng đó thôi. Cho nên nhìn mọi sự vật bằng cái nhìn Như Thực, cái nhìn “thật
tướng vô tướng” thì
chân khôngdiệu hữu. Từ đó mà lý vô ngại,
sự vô ngại, sự sự vô ngại vậy.
Ta
cũng có thể bắt chước Descartes nói: “Tôi thở, vậy có tôi”. Nghĩa là nếu tôi
không thở thì không có tôi. Nhưng cái thời tôi còn trong bụng mẹ, tôi cũng
không thở mà vẫn có tôi đó thôi. Từ đó, suy ra rằng cái thời tôi… hết thở,
ngừng thở, thì tôi vẫn còn đó chứ, sao không?
 
Tôi lúc đó trở lại trong bào thai Mẹ (bào thai Như Lai) chứ? Tôi mới
phải mang nghiệp theo để trả quả chứ? …
Tuệ
Sỹ nòi
: Tồn tại trong quá khứ và vị lai là những thực thể vi tế, ẩn áo,
không phải tri giác thường nghiệm mà có thể bắt nắm được
.
Ta
biết ngày nay, thời gian sẽ chảy chậm trong con tàu vũ trụ chạy nhanh. Với một
vận tốc nào đó thời gian đứng lại. Cho nên Từ Thức lạc động Thiên thai là
chuyện có thực.
 
***
Im
lặng bông hoa nở. Im lặng bông hoa tàn. Hoa rụng, nhưng mỗi cánh hoa rơi, bao
nhiêu chân bướm vẫn còn lưu dấu
… Đâu là cách chia tay mà không biệt ly? (Im
Lặng). Rồi Cao Huy Thuần dẫn bài thơ Feuille morte (lá chết) của Hermann Hess,
tác giả Siddhartha (Câu chuyện dòng sông, Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch, Saigon
1966). Anh “phát hiện” một điều thú vị: ngôn ngữ Việt không ai nói “lá chết” mà
nói “lá khô”, “lá rụng”. Quét lá rụng, quét lá khô, không ai nói quét lá
chết như ngôn ngữ Pháp, Đức. Bởi vì, lá không bao giờ chết. Nó khô, nó rụng,
rồi nó tái sinh thành lá búp lá non
(Im Lặng).
“Chân
lý” ấy do hai con sên của nhà thơ Jacques Prévert trên đường đi dự đám tang một
chiếc lá chết, tựa là: “Bài ca hai con sên đi dự đám tang”.
Hai
con sên đi đưa
Đám
tang chiếc lá chết
Hai
cái vỏ thì đen
Hai
sừng băng trắng hết…
 
Hỡi
ôi khi chúng đến
Mùa
xuân đã đến rồi
Bao
nhiêu lá chết xong
Tất
cả đều lại sống
 
Hai
bạn sên chúng ta
Ôi
buồn ôi thất vọng…
Rồi
hai chú sên rủ nhau đi Paris chơi! Mùa hè đã lại đến. Nắng đã rực vàng, tưng
bừng ca hát khắp nơi.
Hai
chú sên trở về
Với
xiết bao cảm xúc
Lòng
tràn ngập hân hoan

vô biên hạnh phúc…
Ôi,
làm sao hai chú sên đi dự đám tang chiếc lá chết buồn xo giữa mùa thu… mà nay
lòng lại tràn đầy hân hoan, hạnh phúc? Ấy bởi vì chúng là sên. Chúng “bò như
sên”! Bò hết cả mùa đông, chưa kịp đến nơi mà xuân đã về rồi! “Bao nhiêu lá
chết xong/ Tất cả đều lại sống…”.
Tiễn
mùa thu thì gặp mùa xuân. Tiễn cai chết thì gặp cái sống. Tiễn ảm đạm thì gặp
tưng bừng. Hai con sên chia tay mà chẳng biết biệt ly là gì!
(Im Lặng)
Cao
Huy Thuần nói nhỏ: “chẳng có cả khái niệm”. Phải, chúng chẳng có cả khái niệm.
Dĩ nhiên, Cao Huy Thuần đang nói về Kim Cang đó! Khi ta mà biết sống “ly niệm”,
khi ta không còn bám chấp vào khái niệm… thì “trí bất đắc hữu vô”, thong dong,
tự tại.
 
Nhớ
Huy Cận xưa có 2 câu thơ:
Hạnh phúc rất đơn sơ/ Nhịp đời xin bước chậm…
Bước
chậm. Chậm như sên càng tốt. Cái tội nghiệp của thời đại này là cái gì cũng tốc
độ. Già cũng tốc độ. Để chỉ kịp khi “nhìn lại mình đời đã xanh rêu” (TCS).
Hình
như có một nhà văn Pháp nào đó nói về chuyện đi bộ (promenade): đi không phải
để đến, đi lang thang, dừng lại chỗ này chỗ nọ, ngắm hạt sương mai lấp lánh,
nghe tiếng chim hót líu lo, tiếng dế mèn đang gọi người yêu, những cọng cỏ non
vươn mình dưới nắng sớm... Thiệt khác với…Marathon!
Anh
Cao Huy Thuần thân mến, nếu thỉnh thoảng ta mà vào được Tam muội Phổ Hiền, thì
ta cũng có thể nhận ra cái “thiêng liêng” đó anh à, cái thiêng liêng từ “vô
tưóng” - trong Như Lai tạng - bỗng “hiện tướng”... đùa vui giữa chốn Ta-bà đó
thôi.
Trước
mắt, hãy nhấp một ly cà phê thiêng liêng buổi sáng đã nhé.
Năm
mới. Tháng Giêng. Mồng Một Tết.
Còn
nguyên vẹn cả một mùa Xuân...
(Nguyễn
Bính).
 
ĐỖ
HỒNG NGỌC.
(28
Tết Quý Mão, 2023)
 






















































































































Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá dịch vụ nâng cao DR chất lượng, cam kết hiệu quả tại TPHCM

ĐỐT NHÀ

TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ