THE WHITER SHADE OF PALE.

Tố
Nghi
 
Ban nhạc Procol Harum
 
Câu
"xấu đẹp tùy người đối diện" để chỉ khuynh hướng sở thích, y hình
trong thẩm mỹ nghệ thuật.
Khuynh
hướng sở thích ấy có lẽ bị chi phối rất nhiều, do tuổi tác thời gian, sang khả
năng trình độ, và học hỏi giao tế v.v. Chưa kể là trong thương trường, còn được
hướng dẫn cặn kẽ bằng "chỉ đạo nghệ thuật" - nên rồi đã có hẳn một
ngành học chuyên môn về chuyện chỉ đạo ni, kêu bằng marketing, tức tiếp cận thị
trường qua quảng cáo. Chỗ nào quảng được là y phép quảng liền tù tì bất kể - nhứt
là quảng chùa, nghĩa là xấn đại vô nơi có đông người qua lợi, rồi xí xa xí xô
chào hàng và trương biểu ngữ túi bụi.
Nói
dài nói dai, rằng tại bị mà là... thích nên thấy hay, còn hổng thích thì thấy dở.
Nhac
thời tui, tui nghe thấy hay nên cứ ráo riết nghe miết, rồi yên chí rằng... dòng
nhạc của mình nó noble chớ hổng ồn ào hỗn độn như nhạc của đám trẻ sau này. Vậy
chớ đám trẻ trong nhà chúng nói... nhạc người già cứ một giọng đều đều, buồn ngủ
hết biết !
 
1-
Procol Harum PH là ban nhạc hồng mao ở thập niên
1950, sau Beatlles nhưng trước Queen band, cùng lừng lẫy một thời.
"The
whiter shade of pale" của rock band Procol Harum, đã đưa danh tiếng PH lên
đỉnh thiên hà giữa thập niên 60, đứng đầu top hit tại Anh trong nhiều tuần.
Sang tới mỹ nó đứng hạng nhì, 1 tuần sau đó tụt thẳng xuống hàng thứ năm, rồi mất
tăm mất tích - Hiện nay nó giữ vị trí 57 trong ‘The all time top 100’ theo báo
The Rolling Stones.
 
Thời
ấy, nghĩa là lúc măng non vừa lú mộng, tui tuyền nghe nhạc rock. Chưa hề biết tới
nhạc cổ điển, mà nếu có biết chắc cũng sẽ không nghe, vì nhạc chi buồn ngủ quá
xá. Tui nghe Beatles ít ít, nghe Queen và Procol Harum nhiều hơn - nhạc Pháp
tui chê yếu xìu thiếu khí thế - Nghe thì nghe vậy chớ hổng hiểu chi, mà cũng chẳng
cần phải tìm tòi hiểu cho tốn giờ tốn sức. Nhạc khi này thực sự là để giải trí
giúp vui.
Ngộ
cái là (chưa nhìn ra lý do vì sao heng) những bài hát càng có lời lãng đãng tối
hù chừng mô, càng hấp dẫn tui chừng nớ. Chúng y chang những bí mật mơ hồ dấu
kín trong bài thơ cô đọng, kỹ càng tới thiếu hẳn ánh quang. Dĩ nhiên tune nhạc
phải dễ nhớ. Nhớ được âm diệu rồi thì lời ca cũng sẽ dễ nhớ ra mà hổng cần,
chưa cần phải hiểu thấu đáo!

lời của bài ‘The whiter shade of pale’ tối hù thiệt, ấm ớ tới hổng cách chi hiểu
cho ra. Người nghe (ai còn hỏi) mới chụp chỗ này, giựt chỗ kia, câu giây lắp
bóng lung tung nhưng nhứt định ánh quang hổng ló dạng ! Rồi nó (ai vô đây nữa)
mới
  rọi đèn hallogen xăm soi và lượm ra
hai secret codes gợi trí tò mò :
the
miller's tale
the 16 vespal
virgins
.
 
Miller's tale là chuyện kể, ghi chép
trong tập ‘The Caterburry tales’ của thi hào Anh Geoffrey Chaucer hồi thế kỷ 12
xa lơ xa lắc
Ngôn
ngữ tiến hóa với thời gian, độc giả của thế ký 21 đọc văn chương thế kỷ 12 cần
tới phụ đề, vì văn chương thời nẳm là văn chương cổ đại đã dần dà mai một
-
  chừ đọc dzăng chương xã hội chủ nghĩa
VC, người ta cũng cần phụ đề hiểu mới thông
 
-
Chaucer
trong thơ văn Anh chắc tầm vóc cỡ Nguyễn Du trong thơ văn Việt.
Cả
hai đều chấp bút lúc ngôn ngữ nước nhà chưa trưởng thành, chữ nghĩa còn lệ thuộc
ngoại bang.
Thời
của Chaucer, Pháp ngữ (cổ) là tiếng chánh thức dùng trong triều đình, do
William The Conqueror mang từ Normandy sang. Thời Nguyễn Du, ngôn ngữ văn học
là tiếng hán việt- hán nôm, ảnh hưởng từ thiên triều phương bắc. Thành ra… The
Canterburry Tales và Truyện Kiều
  đã được
xếp vào dòng văn học cổ điển khai phóng (...có lẽ).
 
The miller's tale vui hay buồn tùy người
đối diện. Đây là chuyện mọc sừng được người thợ cối gió kể ra mua vui. 
Sừng
hổng lú nhú hươu non nha, nhưng lộc đã tồng ngồng, nấu cao nhung bán cùng làng
dám cũng đủ.
Vậy
mà đứa có sừng vẫn đực ra hổng hay hổng biết. Thế mới độc địa !
Số
là... chú thợ mộc mèo mù MM kia, lớ ngớ sao vớ được con cá chiên CC trẻ đẹp gợi
cảm, khiến tên học việc mèo sáng MS (chưa mù, chưa kịp mù) dòm ngó chảy nước miếng.
MS vờn miết cũng chụp được CC chấm mút qua ngày. Rồi MS và CC bèn tương kế tựu
kế đưa MM vào tròng đặng bày bàn thong thả đớp hít nhau.
 
Mèo
này nói với mèo kia: Thày ơi, trò mới được trời thông tri chuyện sắp có lụt,
dám lớn cỡ trận đại hồng thủy của Noê trong Cựu Ước. Thành hai thày trò ta nên
bào gỗ bện cói, làm liền 3 chiếc thúng bự treo tòng teng trên xà nhà, tối tối
leo vô đó ngủ cho yên. Khi mô nước dâng cao, ta cắt dây thúng mần màn thuyền ra
cửa biển, hổng phải lo lắng chi ráo.
Vậy
mà mù tin sáng nha trời - thì vậy mới mù - Thế là tối tối 3 đứa nó rủ nhau leo
vô ngủ thúng chờ lụt. Nhưng thiệt sự chỉ có mù thôi, còn sáng và cá cũng leo,
nhưng leo vào giường (của mù) mền gối với nhau, vừa rộng êm vừa ấm áp.
 
Nhà
thờ trong làng, có cậu giúp việc GV nhà chúa, thấy CC yểu điệu vào ra cầu nguyện
bèn sanh lòng đói bụng, tìm cách cắp CC về chấm nước mắm gừng đớp cơm. GV phong
phanh biết chuyện lộc nhung nên yêu sách hẹn hò CC giữa khuya, dưới ánh trăng
lu bên khung cửa sổ. Tối đó GV tới nhà thợ mộc, serenade tán tỉnh một chập,
xong biểu cá đưa má cho hôn một miếng. Vốn đã thành tinh, CC bèn vạch đít chỏng
mông ra - nghiêng đầu mần chi cho mỏi cổ kia chớ - Hôn được một cái GV hí hửng
mừng rơn, hẹn ngày giờ trở lợi hôn tiếp. Dè đâu mèo sáng (MS) tương kế tụu kế,
thế đít dùm
 
Chẳng
may phong phanh biết đặng, GV bèn thủ thanh sắt lò rèn nung đỏ, đít vừa đưa ra
là a lê hấp đóng triện nóng vô ngay tắp lự. MS bị phỏng ôm đít la làng "nước,
nước, bớ làng xóm". MM đang ngủ trong thúng, nghe kêu nước tưởng là lụt tới,
bèn thò tay cắt đứt dây chuông. Thuyền hổng trôi ra cửa biển mà rớt cái bịch xuống
sàn nhà (hổng biết có head brain trauma hay bone fractures không nữa lận). Tiếng
ồn ào làm cả làng đổ tới dòm chừng,
  cười
cợt náo nhiệt. Hết chuyện !
 
2-
Chuyện
lộc nhung xong, ta chiếu kiếng lúp google tiếp chuyện vespal virgins, nghĩa là
các trinh nữ canh lửa tại đền Vespal thời la mã cổ đại. Chuyện vespal virgins
được nét thuật ra như sau :
Hy
La thời cổ đại, thần thánh nhiều vô kể, được thờ phượng trong những đền riêng.
Vespal là thần nữ của mái ấm, trông coi bảo bọc che chở toàn gia đình, giữ gìn
hạnh phúc an vui, tránh bất an khốn khó.
 
Năm
700 BC (trước công nguyên) thinh không vua Numa Pompilius được đại giáo sĩ
vương triều bỏ nhỏ, rằng Roma là mái ấm quốc gia nên cũng cần được thần nữ
Vespal bảo trợ, vì thế bệ hạ phải giữ sao cho ngọn lửa thờ phượng trong đền đừng
bao giờ lịm tất, tắt cái xui thấy ông bà !
Numa
hết hồn, bèn thành lập ngay Thánh đoàn trinh nữ Holy College of Virgin Women,
giữ nhiệm vụ trông coi lửa thiêng tại đền.
 
Thánh đoàn có 6 thánh nữ do chính tay đại đế tuyển chọn, từ khi còn là
bé thơ 5-6 tuổi, cho vào tu viên học nghề. Sau còn phát tâm thề hứa suốt thời
gian nhậm chức giữ mình đồng trinh - phải đồng trinh thì lửa mới thiêng -
Cái
ghế ngồi trong thánh đoàn không chỉ bảo đảm danh phận thánh nữ thôi mà còn toàn
gia đình dòng họ. Nàng được trọng vọng, cả thần quyền lẫn thế quyền, sau lại bảo
đảm cả đời sống kinh tế xã hội khi hoàn tục ở tuổi 30. Thiệt sự xuất rồi cũng
khó mà lấy chồng đậng, vì đờn ông e ngại hổng dám tới gần, phần sợ, phần tránh
mang tiếng đào mỏ. Hầu như các thánh nữ hoàn tục ấy tiếp tục là trinh nữ dài
dài cho tới khi... dầu cạn !
 
Vào
thời xa xưa, nhơn chi sơ tánh bổn thiện nên trọng lời thề, tuy chỉ thề miệng,
nhưng giữ lời là việc danh dự
  hổng
dám... nuốt ! Thường nữ phạm tội sương sương bị ăn roi vọt, nặng nề hơn (ngoại
tình chẳng hạn) bị ném đá tới chết. Thánh nữ phạm tội ngó bộ khó xử, vì máu
thánh không bao giờ được tuôn đổ, nên rồi để gọn lẹ pháp đình, nàng hoậc sẽ bị
thiêu sống, hoậc bị bỏ vào ngục tối cho chết dần mòn trong đói khát.
Người
phạm tội chung với thánh nữ sẽ bị trừng phạt y chang, cho dù là đấng quân
vương.
Sử
liệu kể chuyện Elagabalus, đại đế thứ 25 của La mã, vốn nổi tiếng hoang đàng vô
độ, đầu óc lại bịnh hoạn cực kỳ, nhứt định có con với thánh nữ Aquilia Severa,
trong ý tưởng lệch lạc, rằng con cái thánh nữ hẳn sẽ là, phải là thánh nhơn !
Dĩ nhiên đây là việc kinh thiên động địa, nên rồi đã xảy ra chánh biến, ông bị
đâm chết trong cung, đầu bị chặt treo ngoài quảng trường còn xác bị thảy xuống
sông Tiber cho tôm cá rỉa thịt.
 
Năm
394 AD (sau công nguyên), đại đế Theodosius rửa tội theo thiên chúa giáo. Tất cả
những lễ nghi thờ phượng đa thần trước kia đều bị hủy bỏ, trong đó có thánh
đoàn trinh nữ Vespal Virgins. Tính ra thánh đoàn trinh nữ tồn tại đúng ngàn
năm.
Trong
kinh thánh đã có dụ ngôn hay được đọc vào mùa vọng (phục sanh và giáng sanh) về
các thẩm thẩm trinh nữ này : Các trinh nữ biết lo xa lúc mô cũng sẵn sàng đèn
đóm củi lửa chờ đức lang quân tương lai tới đón (chắc tuổi xuân sấp sỉ 30 heng)
còn đám trinh nữ đoảng vị lơ là, hổng chuẩn bị chi ráo, chừng hoàng tử của lòng
xuất hiện thì đèn đuốc tối thui lỡ dịp !
 
The
whiter shade of pale

có lẽ là chuyện xảy ra trong một dancing bar, vì thấy có khiêu vũ và có rượu -
rươu mạnh 40-50 độ, chớ hổng phải rượu vang 12-13 độ vớ vẩn- Đây là chuyện ấm ớ
dớ dẩn khề khà, "mua vui cũng được một vài trống canh"
Y
hình hai nhơn vật chánh, nam và nữ, chắc cũng mới chỉ quen tại chỗ, và nếu ngồi
lâu thêm chút, dám sẽ thành bạn nhậu rồi bạn khò của nhau nữa hổng chừng - khò
thôi chớ sứa quá rồi, còn làm ăn gì được nữa -
Nhơn
vật xưng tôi ngó bộ là đứa lầm lì, vì nhát gái hay vì đã ngà ngà say, ai mà biết
cho đậng.
Quanh
chúng ồn ào, đám đông bên bàn nhậu đang thành khẩn rượu vào lời ra, chuyện nổ
như bắp rang, những chuyện trên trời dưới đất hổng đâu vô đâu dzáo nạo.
Một
trự đã sứa mà còn lè nhè thì đương nhiên chuyện nó nói rất đầu cua tai nheo là
cái cẳng. Nên dzồi người nghe (tức đám thính giả tỉnh như sáo sậu chúng ta) mới
đực ra, và xúm nhau đoán.
 
The
Miller's tale hẳn là chuyện tiếu lâm. Chuyện tiếu lâm thường làm người nghe đỏ
mật, nhứt là đám phụ nữ. Nhưng người nữ trong bài hát nọ lại trắng bệch mật ra,
khủng hoảng quá thể ! Chừng được hỏi tại sao thì nàng ngẩn người "There is
no reason, And the truth is plain to see - sự thiệt trần truồng ra thế, sao với
trăng chi nữa, trời "
Nhưng
chắc chắn nhứt hẳn là chuyện sắc màu, the whiter shade of pale "that her
face, at first just ghostly, turned a whiter shade of pale" nôm na là một
gương mật lợt lạt liêu trai, nghe chuyện xong lại còn trắng bệch ra - trắng vì
thích thú, vì hoảng sợ, hay cả hai hổng chừng
 
3-
Miller's
tale xong, Vespal Virgins xong, nhưng nghĩa chữ trong lời hát cứ tối hù, thính
giả vẫn xúm nhau đoán tiếp.
Một
ký giả phê bình văn học nghệ thuật, đăng đàn giải thích, rằng bài hát ni thuộc
dòng nhạc psychedelic rock, đầy hình ảnh lẫn âm thanh cuồng nộ, phát xuất từ thời
đại buông thả, denied culture, bất chấp lề lối xã hội cũ nặng thành kiến đạo đức
(... giả). Thành ra... lời bài ca có mù mờ ảo giác thì chúng ta đừng thèm thắc
mắc. Bị vì... biết đâu khi viết lời cho nhạc, ông lyricist đang phi LSD như tất
cả đám hippy thời thuợng khi ấy - LSD là thuốc tạo ảo giác, thạnh hành trong thập
niên 60 của đám "make love no war" một dạo.
 
Lượm
trong nét ra những chi tiết sau đây : The whiter shade of pale do Garry Brooker
viết nhạc, và Keith Reid đật lời. The whiter shade of pale hay ở chỗ nào ? Nhạc
chăng, lời chăng, hay cả hai ?
Tách
nhạc tách lời riêng rẽ ra thì bản The whiter shade of pale chỉ là những mảnh vụn
puzzles thô thiên, thiếu cảm giác cảm tính cảm nhận cảm quan... Cảm hổng có nên
trượt luôn, cái kiểu lơ đãng bước lên... vỏ chuối ! Thế nhưng khi ráp chúng vào
nhau thì sự việc bỗng có linh hồn, một linh hồn nhạy cảm làm giác trồi dậy tứ
tung, để rồi sự sống trở mình thức giấc.
Nhưng...
sự việc không chỉ ngừng lợi ở lời và nốt nhạc gắn vào lời. Sự sống ấy còn thăng
hoa với lời phi lộ introduction dùng tune nhạc cổ điển nổi tiếng của J.S Bach,
air on the G string.
Organ
xưa rày là nhạc cụ dùng trong tế tự, nhưng ở đây, tiếng của nó có lẽ là tiếng vọng
từ trời, giúp dòng nhạc theo sau nó cất cánh bay cao.
Trong
clip với Denmark symphony orchestra ở một lễ hội âm nhạc 2006. Phần
introduction được modified cho toàn orchestra trong đoạn đầu, rồi organ được trả
chỗ lại ở đoạn 2 - Bài hát có tới 4 đoạn cả thảy, nhưng hai đoạn sau bị cắt bỏ,
cả trong thu âm lẫn trình diễn do thời lượng giới hạn có lẽ -
 

xum hợp ắt phải có chia phôi - xum hoài ngó nhau miết bắt ớn - Procol Harum rã
đám vì bất đồng - ôi bất đồng, mầm mống của ly tan - Garry Brooker (thành viên
chánh, kiêm ca sĩ, kiêm soạn nhạc, kiêm hòa âm phối khí, kiêm lung tung xèng)
linh hồn của ban nhạc, cố gáng hồi sanh rock band với nhơn sự mới nhưng không
thành công. Procol Harum và the whiter shade of pale nay chỉ là dư âm của một
hào quang đã tắt.
TN
 
Nghe
nhạc ở đây :
 - A Whiter Shade of Pale (Procol Harum) 1967
with lyrics
https://www.youtube.com/watch?v=_BADDeIQWV
--
.Procol Harum - A Whiter Shade of Pale, live in Denmark 2006


























































































































































 



 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá dịch vụ nâng cao DR chất lượng, cam kết hiệu quả tại TPHCM

ĐỐT NHÀ

TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ