NGÀY ĐÔNG NHỚ BẠN
Đặng Mai Lan
Bạn thân,
Miệt mài cùng chữ nghĩa,
nhưng tôi không phải là người viết nhanh, kịp theo những chuyển biến thời sự
hay những tình cảm nhạy bén cá biệt. Viết như bút ký, tường thuật lại không
phải là điều tôi thích. Nếu viết được như thế, có lẽ tôi đã trở thành một nhà
báo. Tôi chỉ viết khi những cảm xúc chìm xuống. Như những lớp bột cà phê, phải
cần có thời gian thẩm thấu nước đúng độ sôi mới tuôn ra được những giọt tinh
tuyền.
Bây giờ là mùa đông, cái
lạnh khiến tôi thèm những ánh nắng và tôi đang nhớ đến bạn, một đêm vui của
chúng ta, trong những ngày hè đã qua.
Bạn, những khuôn mặt quen và
lạ. Không hẳn là bạn văn nghệ để có thể dễ dàng "đồng thanh tương
ứng" khi bất ngờ gặp ở một nơi nào đó.
Đêm nguyệt hạnh
Trải qua những tháng ngày đen tối của đất
nước, mặt trời nơi đất mới dẫu chiếu muôn vàn tia nắng ấm áp xuống đời, vẫn còn
những góc quạnh hiu trong tâm tưởng mà không một thứ ánh sáng nào có thể rọi
đến. Tôi tìm về quá khứ, không chỉ là những bóng dáng hạnh phúc mà ngay cả
những đãi bôi, phụ phàng của cuộc sống. Thèm được cười lại với bạn bè những
ngày hồn nhiên phố xá, khóc lại những giọt lệ tang tóc chia lìa.
Sống nơi tỉnh nhỏ, ra đường
nhác trông thấy một mái tóc đen là ngoái lại nhìn theo. Lắng nghe những lời nói
phát ra từ một nhóm người có khuôn mặt, màu da từa tựa như mình khi vô tình
nhìn thấy. Tôi thèm sách vở, âm nhạc. Và gia tài văn hóa tôi có được chỉ là một
cuộn băng cassette của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Cuốn băng được thu lại từ băng
gốc, được một người thân ở Hoa Kỳ gửi tặng. Một món quà quý hơn cơm áo.
Tôi chỉ cầm được trên tay,
trong tim những thứ mà cả gần hai thập niên dài khao khát khi có được bằng lái
xe, vững vàng để có thể vượt đường xa đến Paris, nơi có những tiệm sách vở,
băng nhạc.
"Quê Hương Là Người
Đó" là tên của một cuộn băng nhạc. Quê hương chạm vào mắt, vào hồn. Như
tiếng nói gõ lên tim những nhịp đập thiết tha, mãnh liệt khi cất lên môi câu
hát: Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời". (1) Tôi mua
cuộn băng không một đắn đo, và bị cuốn hút bởi ca từ, âm điệu của bài
"Khúc Tháng Hai" qua giọng hát của ca sĩ Ý Lan và Vũ Khanh. Khi đọc
tựa đề trên bìa mới biết đó là một bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê do nhạc sĩ Trần
Duy Đức phổ nhạc.
Trần Duy Đức là ai? Tôi hoàn
toàn không biết. Còn Du Tử Lê là tên tác giả một cuốn sách tôi đọc ké của bà
chị ngày mới lớn. Và có lẽ không hiểu gì nhiều nên đã quên tựa, quên cả nội
dung. Chỉ nhớ khi đọc xong tâm hồn của một cô gái tuổi đôi tám bỗng buồn bã,
bâng khuâng. Chuyện này, tôi đã thổ lộ cùng cố thi sĩ bằng một bài viết có tựa
là "nỗi buồn của lá" trong tuyển tập đặc biệt viết về ông.
Sau lần nghe "khúc
tháng hai", tôi quay lại Paris tìm Du Tử Lê. Tập thơ "Đi với
về, cũng một nghĩa như nhau" và một hai cuốn tùy bút khác đã có mặt trong
tủ sách nhà tôi từ buổi ấy. Có phải từ Trần Duy Đức tôi mới biết đến thi ca Du
Tử Lê?
Nếu quả thật nghệ thuật luôn
mang đến niềm ủi an tuyệt diệu cho đời sống nội tâm của con người, thì hai tâm
hồn nghệ sĩ này là một kết hợp hài hòa mang đến cho tôi những khoảnh khắc hạnh phúc.
Nhờ mạng xã hội, chúng tôi
quen nhau. Và tôi đã đến nhà anh vào một buổi tối rất đặc biệt, điều tôi không
hề nghĩ đến. Đặc biệt vì tôi được phép mời tất cả những người bạn của mình.
Ngoài những người bạn chung-riêng của tôi và anh, đêm đó còn có sự hiện diện
của ca sĩ Lê Uyên Phương. Một hiện tượng âm nhạc làm rung động bao con tim của
giới trẻ Sài Gòn vào những thập niên 70 của thế kỷ trước. Tiếng hát và dung
nhan chị chưa bị tàn phá bởi thời gian.
Đây là lần thứ hai tôi nhắc
đến Trần Duy Đức. Lần đầu là một bài viết thay lời tựa cho một tuyển tập. Có
thừa lắm không? Nhưng nếu không nhắc đến anh có lẽ sẽ không có bài viết này, sẽ
không có một người kề cận bên anh như bóng với hình
mà tôi muốn tỏ lòng quý mến cùng chị. Đó là người phụ nữ tên Nguyệt
Hạnh, người thực sự mang đến cho chúng tôi
một buổi tối ấm áp rộn rã tiếng cười. Đêm đó, tôi không có dịp ngồi chuyện trò
riêng tư để được hiểu thêm về chị. Nhưng những câu nói của chị sẽ chẳng bao giờ
tôi quên: nhờ có khách, nhà cửa mới được hút bụi, lau chùi sạch sẽ. Đêm ngủ
còn mơ thấy nấu ăn!
Sau đêm tưng bừng vui, không
biết chị mơ gì nhưng hẳn là chị mệt lắm, bởi vì tôi không hề thấy chị ngồi. Chị
chỉ đứng bếp, loay hoay với những món ăn đãi khách.
Ngoài cõi viết, tôi được cho
là một người khá nhiều nam tính, mạnh mẽ linh hoạt trong những giao tiếp. Nhưng
khi gia chủ giới thiệu tôi với những bằng hữu, tôi nghẹn. Tôi cố chặn những cảm
xúc của mình. Như thế đó, có những câu nói không văn chương hoa mỹ nhưng chất
chứa bao tình. Và có biết bao nhiêu tình lại chỉ là những phút lặng, không lời.
Phải không chị Nguyệt Hạnh?
Ở hai bờ tâm thức
Chưa gặp nhau lần nào, nhưng chúng tôi đã có
nhiều tương giao mật thiết qua bóng hình của một người đã mất. Trung học đệ
nhất cấp, đệ nhị cấp là những năm đời tươi đẹp mà người ra đi để lại, đã chia
thanh xuân của mình thành hai phần đều đặn cho Minh Tâm và tôi.
Nhật, tóc demi garçon, mái
tóc ngắn tạo nên sự mạnh mẽ che chắn vóc gầy, mỏng manh như hạc trắng. Hạc
trắng đã cùng tôi lượn lờ trên chiếc xe gắn máy PC dưới những con đường xanh
lá, gió mát trên cao. Dưới những giọt mưa chỉ đủ làm tóc ướt và mát mềm môi má.
Mười lăm-mười sáu của tôi và Nhật ngây thơ, hồn nhiên nơi trường lớp, trên
những con đường học trò, và những cánh thư qua lại khi phải chia tay, vì không
chọn cùng một ban học.
Mười bảy, mười tám và vài năm sau nữa, hẳn là
những lối đi đã khác.
Với Tâm, Nhật đã đi đâu và
làm gì? Nhật yêu ai lúc đó, Nhật có mối tình nào chưa? Tôi không thể hình dung
vì Nhật không lãng mạn như tôi. Mười lăm, mười sáu Nhật đã có óc quan sát, nhìn
những anh con trai bao quanh bằng cặp mắt trưởng thành của một cô gái hai mươi,
hoặc hơn nữa. Từ Nhật, ít nhiều, hai chúng tôi đã có lúc phải nghe lại nhịp đập
của trái tim mình.
Khoảng thời gian đầu khi mới
đặt chân đến Pháp, ly hương là một nỗi buồn mênh mông, ôm ấp trọn vẹn một đời
đã sống nơi quê hương cũ. Tôi không nhớ Nhật vì bạn đã chìm khuất trong cái bao
la ấy. Nhưng một đêm tôi mơ thấy bạn, giấc mơ nhạt nhẽo vì không rõ rệt nơi
chốn, thời gian. Thời gian trôi nhanh, trí nhớ hao mòn, bao nhiêu kỷ niệm bị
lãng quên theo cuộc sống. Tôi đã quên rất nhiều điều hiện hữu trong đời thật
thì nhớ chi đến một giấc mơ! Nhưng giấc mơ lãng đãng ngày nào bỗng quay về
trong tâm trí mồn một, tưởng như chỉ mới đêm qua.
Tôi đi tìm Nhật. Thời này,
người ta tìm nhau dễ dàng qua những mạng lưới thông tin. Tôi tìm được Nhật
nhanh hơn tôi nghĩ vì tôi có một tấm hình của bạn. Nhật đứng giữa trời mây dưới
ngọn tháp cao vời vợi, bên hồ nước long lanh, có con rùa mang trên lưng từng
dấu ấn tương giao của những quốc gia đã góp phần gầy dựng ngọn tháp. Tin nhanh
là tin buồn. Nhật không sống một nơi nào ngoài quê hương như tôi nghĩ. Nhật ở
lại Sài Gòn, đời cô được thu gọn trong một hũ tro và được cất giữ ở một ngôi
chùa. Di ảnh của Nhật vẫn là mái tóc ngắn, đôi mắt đen linh động. Đêm tôi mơ
thấy Nhật là khoảng thời gian Nhật rời khỏi cuộc đời.
Nhà Nhật ở Đa-Kao, căn nhà
nằm ngay mặt đường lớn. Phòng ngoài mặt tiền được cho thuê và trở thành một
tiệm hớt tóc. Nhưng bước qua cái khoảng vuông vắn này là một không gian ấm áp,
vừa là phòng khách, vừa là nhà bếp. Có thêm một chiếc giường nhỏ, là nơi nằm để
ngả lưng nghỉ ngơi nếu không muốn lên gác. Tôi đã ngồi đó trò chuyện rôm rả với
Nhật mỗi khi mẹ Nhật đi chùa. Và chúng tôi lén lút thầm thì trao đổi bằng ánh
mắt, đôi khi dùng cả Anh ngữ nói với nhau mỗi khi có bà cụ. Thời đồng minh Hoa
Kỳ đến Việt Nam, Anh ngữ là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống xã hội và
thường là sinh ngữ chính mà học trò trung học chọn học. Bốn năm trung học, hai
đứa đã có vốn liếng, đủ dùng thứ ngoại ngữ này khi cần bày tỏ ngắn gọn.
Nhật là đứa con gái cứng đầu
nhất trong ba anh em. Mẹ Nhật, một bà cụ khó khăn với con cái nhưng tôi vẫn
thương đôi mắt hóm hỉnh nhìn chúng tôi, cố nghe xem hai con nhãi toan tính
chuyện gì? Ngày đó, tôi chưa hề thấy Nhật cãi mẹ, chỉ tìm cách qua mắt bà cụ để
theo tôi đi đâu đó. Chúng tôi còn bé, có rong chơi thì cũng chỉ đi ăn quà vặt,
la cà góc đường này, con phố kia.
Những năm sau, Nhật đã dám
cầm kéo tự cắt phăng những lọn tóc ngắn vì giận mẹ. Đã đạp xe đưa Tâm về bằng
chiếc xe đạp cũ kỹ khi chiếc PC đi học hàng ngày của
cô bị khóa cổ, một cách người mẹ đối đầu với sự bướng bỉnh của cô
con gái. Suốt quãng đường đưa bạn về Nhật thản nhiên đạp xe, đọc thơ Vũ Hoàng
Chương cho Tâm nghe. Khoảng thời gian đó tôi đang làm gì? Tôi cũng đã lớn nhưng
có lẽ chưa chín chắn như Nhật và Tâm. Hai cô học trò đã vào quán "La
Pagode" ngồi bên tách cà phê băn khoăn về thời cuộc, về từng phần đất quê
hương đang mất dần vào tay quân Bắc Việt.
Minh Tâm đột ngột phải rời
khỏi Sài Gòn, một tuần trước ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản. Cô đã cởi
chiếc đồng hồ đeo tay, sợi dây chuyền trên cổ và nhờ người thân gửi lại cho
Nhật. Đôi bạn đã vĩnh viễn xa nhau từ đó.
Đó là một trong những kỷ
niệm được chúng tôi nhắc nhớ trên những con phố Cali, sóng nước của Laguna
Beach, với hoàng hôn và bóng tối. Chúng tôi quay về tháng ngày tuổi trẻ, bay
nhảy trên những niềm vui hạnh ngộ, như một ân sủng nhiệm mầu được cuộc đời trao
tặng. Bởi vì khi đăng tin tìm Nhật trên mạng xã hội, tôi nhận được tin nhắn của
một người đàn ông, sau đó anh gọi điện thoại và cho tôi email của Tâm. Xem
chừng anh biết rõ Tâm và cả gia đình của Nhật. Hãy liên lạc với cô Tâm này
để hiểu rõ bạn chị đã mất như thế nào! Sau buổi điện đàm, người đàn ông đã
biến mất và cố tình không lưu lại một vết tích nào. Tâm không thể suy đoán được
người đàn ông ấy là ai? Nhưng chúng tôi cám ơn anh đã giúp cho một tình bạn
được nẩy sinh.
Cả ba đều mang gốc Bắc. Song
giữa cái sôi nổi của tôi và Nhật, Tâm là một hình ảnh dịu dàng, đằm thắm. Giọng
nói cô đã từng truyền qua những làn sóng điện của một đài phát thanh ở Cali.
Hội nhập vào đời sống, văn hóa Mỹ khi còn rất trẻ và là người thành đạt, sự
nghiệp vững vàng. Nhưng điều làm tôi nể phục Tâm hơn khi nhìn thấy cách cô đối
xử rất nhẹ nhàng thân thiện với những nhân viên làm việc cho mình.
Tâm kể tôi nghe về những vở kịch trên sân khấu
Mỹ cô từng xem, đưa tôi đến những phòng tranh, giải thích về những bức họa độc
đáo cá biệt của những họa sĩ bản xứ. Có thể nói Tâm là một người rất Mỹ, nhưng
cô không dùng một từ Anh ngữ nào khi trò chuyện với tôi. Những bữa ăn của chúng
tôi cũng không hề có tô phở, tô mì. Tâm đưa tôi đi ăn cơm Mỹ. Văn hóa của một
đất nước nằm trong những món ăn bản xứ. Điều này không sai. Kiến thức tôi được
mở mang rất nhiều từ người bạn xinh đẹp, khả ái này. Đôi mắt lúc nào cũng long
lanh, ẩn giấu những nụ cười.
Tâm nói nhìn tôi cô nhớ
Nhật. Ngược lại, hình ảnh Nhật rỡ ràng trên môi cười, ánh mắt của Tâm khi tôi
trò chuyện với cô. Những câu chuyện cũ-mới dường như luôn có đôi mắt đen lay
láy của người bạn vắn số lắng nghe.
Tôi là Nhật hay Tâm là Nhật?
Phải chăng linh hồn Nhật như
cánh bướm lãng đãng đậu trên đôi bờ tâm thức của hai người bạn cũ?
Thơ
Thơ trong đoản văn này không phải là những
con chữ đẹp được gạn lọc, viết lên thành những văn bản. Thơ là một người có đôi
mắt to tròn tinh tế, hồn nhiên lẫn nghịch ngợm. Ba yếu tố này đủ làm nên một
chân dung dễ gần gũi, thân thiện khi đối diện. Đó là một trong những người bạn
văn thuở đầu tôi quen khi bước vào sinh hoạt văn chương.
Người con gái mang tên Thơ,
không chỉ một mà có đến hai chữ Thơ. Đặng Thơ Thơ, nghe thơ quá đi chứ! Cô có
làm thơ không? Có thể có mà tôi chưa được đọc.
Đã nhiều năm gắn bó thân
tình. Thời gian với những đổi thay, nhưng khi nghĩ về cô trong tôi vẫn là hình
ảnh một cô sinh viên trẻ trung trong chiếc áo thun trắng và quần jeans
salopette, loại quần có yếm và dây quàng vắt qua vai. Thơ Thơ hồn nhiên tóc ngắn,
một phần tóc được vén sau vành tai bằng một chiếc kẹp hoa. Thơ Thơ với giọng
Bắc nhỏ nhẹ, thanh cao, quyến rũ người đối thoại. Tả về cô như thế tưởng chừng
"thơ" tràn đầy trên dáng dấp của người con gái này. Không hẳn đâu!
Nhưng thế nào thì trong tôi vẫn là một câu hỏi để trống.
Thơ Thơ lái xe đưa tôi đi
nơi này, chốn nọ, điều không thể thiếu mỗi dịp tôi đến Cali. Trên những con
đường, thỉnh thoảng cô cho xe chậm lại và đập nhẹ vào tay lái khi nghe một suy
nghĩ nào đó của tôi hạp lòng cô. Và hai bàn tay vỗ vào nhau những nhịp giòn tan
khi những ngón đang thảnh thơi buông thả. Những nhịp vỗ vui như giọng cười tinh
nghịch, đắc ý của cô.
Sau một buổi rong chơi nhiều
nơi trong thành phố. Chúng tôi ngồi bên nhau ở một nhà hàng sát ven biển, dưới
ánh mặt trời của San Diego. Cụng với nhau từng ly bia lạnh, với khoai rán và
mực tẩm bột chiên giòn. Tôi uống rượu không nhiều, nhưng tôi thích ngồi trò
chuyện với người uống rượu, lại là một nhà văn nữa thì còn gì bằng. Hình như
chúng tôi hiểu nhau qua những ánh mắt, những ly vàng, ly đỏ. Tôi luôn biết rõ những
mong muốn của cô khi cả hai ngồi đối ẩm cùng những người bạn khác.
Mùa hè này Thơ Thơ vẫn khoác
trên người một màu Jeans bạc, nhưng là một chiếc áo do cô tự vẽ kiểu và may
thành áo bằng cách cắt từ một chiếc quần jeans kích cỡ to nhất. Tài tình đấy
chứ! Làm trong ngành thời trang nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ được sáng kiến này.
Thơ có là thơ không? Chẳng
những thơ mà còn là nhạc. Tôi đã từng thấy hình cô cầm đàn guitar, nhưng đây là
lần đầu được nghe cô hát. Và phần bỏ trống của một câu hỏi trong tôi đã được
điền vào.
Cúi xuống dịu dàng, hôn
xuống nhẹ nhàng thôi
chết xuống dịu dàng, thăm
xuống nhẹ nhàng thôi
giết xuống nhẹ nhàng, đâm
xuống dịu dàng
nhắc tới dịu dàng, day dứt
nhẹ nhàng
Bấu người, cắn người, quấn
người, miết người
Khóc người, nhớ người, giết
người
á.... à!
Day dứt nhẹ nhàng thôi...
Té xuống dịu dàng, say xuống nhẹ nhàng thôi
riết xuống dịu dàng, ghen
xuống nhẹ nhàng
viết xuống dịu dàng, điên
xuống nhẹ nhàng
nhắc tới dịu dàng, day dứt
nhẹ nhàng... (2)
Những lời hát trong ca khúc
chưa có tên này là một bài thơ, không thể khác.
Thơ đó! Dịu dàng, nhẹ nhàng,
mạnh mẽ với những cảm xúc cuồng điên. Sự mạnh mẽ và những phản kháng quyết liệt
tôi chỉ nhìn thấy nơi những bài văn, những đề tài
cô viết sau này. Bây giờ là thơ, là nhạc. Tất cả nằm trong con người ấy. Mọi
thứ đều êm, dịu.
Hình ảnh cô ngồi bấm những
nốt nhạc, giọng hát cất lên cũng mềm như tiếng nói, khiến tôi liên tưởng đến
một ly rượu cô đang cầm trong tay và uống từng ngụm nhỏ. Từng giọt trôi vào
thân thể chầm chậm, mê say theo từng cảm xúc hờn, ghen, điên đảo đến độ bấu
người, quấn người, miết người, ngay cả giết (người)... Dữ dội quá! Ấy vậy mà cô
vẫn tỉnh táo vỗ về nỗi cuồng si, áp chế từng cơn thịnh nộ phải ngã xuống, rơi
xuống êm đềm và dường như tất cả đã trở thành một thú đau thương đúng nghĩa.
Cái tỉnh táo hiển hiện nơi đôi mắt tinh tế thông minh, ẩn giấu chút gì đó táo
bạo, ngang bướng mà hình như tôi chỉ vừa nhìn thấy.
Tôi không phải là người làm
thơ để nói về thơ. Nhưng Đặng Thơ Thơ và những té ngã mê muội đã là thơ, là
nhạc như thế đó!
Nguyệt Mai
Trước khi gặp Nguyệt Mai, nhà văn Hoàng Thị
Bích Ti có nói với tôi là cô cảm thấy mắc cỡ đã gọi Nguyệt Mai bằng em vì không
biết Nguyệt Mai lớn tuổi hơn cô. Nghe, nhưng tôi vẫn chưa mường tượng được sự
trẻ trung của người bạn này.
Qua những trao đổi bằng
E.mail và đọc những bài tùy bút NM viết về những năm tháng còn ngồi ở ghế nhà
trường, tôi biết chúng tôi cùng trang lứa.
Tôi khác Bích Ti, nhưng hành
động của hai chúng tôi thì nào có khác, chỉ là mỗi người mỗi cách. Tôi đã ôm
chầm Nguyệt Mai ngay lúc đầu gặp gỡ và đẩy cô ra ngắm nghía như gặp lại một cô
em lâu ngày xa cách. Ảnh hưởng văn hóa Pháp, với tôi, chuyện ôm chầm lấy nhau
tỏ tình thân ái là một điều rất thường. Nhưng việc này khá hiếm hoi trong những
giao tiếp của tôi. Người đâu mà trẻ trung, dễ thương quá! Cái trẻ tôi
nói với bạn không phải là câu khen ngợi dành cho một người phụ nữ được thời
gian ưu đãi. Nét trẻ trung dễ thương đó là sự hồn nhiên trên gương mặt không
phấn son, qua những nụ cười, dáng vẻ còn rất học trò. Thực lòng, ngồi với cô có
lúc tôi nghĩ nếu ở gần nhau tôi sẽ tỉa lông mày cho cô, tô thêm một đường viền
cho thêm phần long lanh nơi đôi mắt. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy mình bậy bạ hết
sức! Cái dung nhan "mộc mạc" ấy làm nên con người Nguyệt Mai. Và tôi
hiểu tại sao ngoài những người bạn văn nghệ đồng trang lứa, bạn còn được những
người anh lớn trong ngôi nhà văn học trân quý, mến thương. Son phấn đôi khi chỉ
là những điều xa xỉ!
Cách nào thì trong văn
chương thi ca cũng thấp thoáng phần đời của người sáng tác. Hạnh phúc hay buồn
bã chính là những giọt máu muôn màu được chắt lọc, nhỏ xuống từ một ngăn tim.
Nguyệt Mai không sáng tác, cô chỉ viết tạp ghi, điểm sách và làm thơ. Những bài
thơ rất hiền, những con chữ còn thướt tha bóng dáng tuổi ngọc. Lớp tuổi chúng
tôi, mấy ai còn giữ được trong tâm hồn những ngọc ngà thiếu nữ. Tôi nghĩ, những
giọt máu trong tim cô luôn nồng ấm, ấm đủ nhiệt tình cho cô thư thả ngồi giúp
những vị chủ bút làm báo, phổ biến những tác phẩm hay.
Nguyệt Mai, bông hoa đơn
giản khiêm nhường không chỉ nở vào mùa xuân. Giữa bao nhộn nhịp trong một đêm
hè oi bức, hoa cười hồn nhiên dưới đèn trăng, nụ cười dành cho bạn và tôi những
thứ tình không nghi ngại.
Chân dung dòng sông
Tôi đã cố gắng mường tượng đến khuôn mặt bạn
khi nhận được bức điện thư đầu tiên của cô. Nhưng trong tôi, chỉ mơ hồ một mái
tóc dài, một tà áo giữa bao tà áo nơi hành lang cửa lớp. Nơi mà bầy con gái
chia ra từng nhóm nhỏ chuyện trò trong những giờ ra chơi. Chúng tôi đã không
cùng nhóm nên thật khó khăn khi bảo trí nhớ phải tìm lại cho mình những thứ đã
qua đi gần nửa thế kỷ. Tôi không nhớ cả tên cô, nhưng cái tên đã hiện rõ mồn
một trong đầu khi cô nhắc về một người khác.
Một người bạn cùng lớp và
rất thân với cô đã thầm thì với tôi: con nhỏ này đang yêu một ông họa sĩ lớn
tuổi tên Nghiêu Đề. Tên chi nghe lạ lùng và có lẽ vì lạ nên mới còn trong trí
nhớ. Thuở đó đang là "người yêu của lính", tôi nào quan tâm đến hội
họa thi ca của những bậc đàn anh. Nhưng dù đã có người yêu hay chưa? Tình yêu
của cô với người họa sĩ tên tuổi chói sáng vì anh đã từng được tặng thưởng huy
chương của nền hội họa nước nhà khi chúng tôi chỉ là những đứa trẻ lên tám, lên
mười. Quả tình đôi cánh thanh xuân của cô đã bay cao, bay xa hơn những người
bạn cùng lớp rất nhiều.
Xưa, cô chỉ là Giang yểu
điệu với mái tóc dài thả xuống lưng mềm nơi hành lang lớp học. Bây giờ là Lê
Chiều Giang sáng ngời chữ nghĩa trên văn đàn. Tôi đang nhìn ngắm cô, không phải
là chân dung được vẽ ra từ người họa sĩ tài hoa đã mang những mảng màu của anh
biền biệt vào cõi thiên thu. Mà là chân dung rực rỡ tóc tang của một góa phụ tự
vẽ cho mình.
Đỏ rất đỏ
ta tung màu lên tóc
và, xám xanh
lấp đầy hai con mắt
ta vẽ ai đây giữa đêm tàn
thắp sáng trong tranh trăm
ngọn nến
réo hồn ai bằng tiếng thở
khan
Phải rất trắng
như lòng ta thanh khiết
vẽ như điên những ai oán
muôn trùng
Vẽ như điên
tiếng khóc ta rất nhỏ
bằng chút màu
như của đất chôn (3)
Cùng chúng tôi, người góa
phụ đang ngồi ngắm lại bức tranh, những sắc màu loang theo tiếng hát. Tiếng hát
với những luyến láy bay bổng, dẫn người nghe vào những cung bậc tràn đầy cảm
xúc.
Tiếng hát của ca sĩ Thu
Vàng! Tiếng hát cuốn hút đôi tai người nhạc sĩ ngay lần đầu khi nghe giọng chị
cất lên. Nên khi gặp lại, dẫu là một người trầm tính, kiệm lời, anh đã lên
tiếng mời chị hát cho anh đàn. Dường như đó là niềm vui, hạnh phúc của những
người nhạc sĩ. Cái hạnh phúc đang hiện hữu đâu phải chỉ riêng cho người đàn,
người hát. Người viết xuống những con chữ góp lại như câu kinh cầu hồn và người
kết nối thành giai điệu cũng rất đỗi hân hoan.
Lắng lòng theo bản nhạc, nhưng tôi vẫn kín đáo
ngắm nhìn người bạn đã có cùng mình một khoảng đời hoa niên xưa cũ. Chùm ánh
sáng lung linh tỏa xuống từ ngọn đèn trên trần cao thay cho trăm ngọn nến.
Nhưng tôi không thấy màu xám, màu xanh nơi chân dung như bạn đã vẽ ra. Chỉ là
một màu đỏ sóng sánh trong ly rượu cô đang cầm trên tay. Màu đen nơi đôi mắt
chất chứa bao nỗi niềm ẩn mật, và một chút màu không rõ sắc, thứ màu ngầy ngật.
Cô nghĩ gì khi nhìn lại chân
dung mình? Buồn quá! Cô còn thích vẽ nữa không và sẽ vẽ gì trong những ngày sắp
tới?
Ngọc nhỏ
Đàm Thúy Ngọc, tên đẹp như tên của giai nhân
trong thơ cổ. Nhưng tôi thích gọi em là Ngọc nhỏ. Nhỏ nhít, út ít là cụm từ đầy
yêu thương mà người ta thường dùng khi nhắc đến một thành viên nhỏ nhất trong
gia đình. Ngọc là người bạn tôi vừa mới quen, chữ nhỏ tôi muốn nói không
xa những suy nghĩ đó.
Theo những sánh ví thời
thượng của người trong nước thì Ngọc là một "tay lái lụa". Đường
ngắn-đường dài, em đã đưa tôi đi khá nhiều nơi. Từ Orange County đến San Diego,
rồi về Los Angeles. Quanh quẩn từ ngôi nhà ở Santa Ana, ra thương xá Phúc Lộc
Thọ, tới những quán hàng ở Garden Grove mua sắm, ngay cả nhà bưu điện để tôi
gửi sách tặng những thân hữu ở xa. Ngọc luôn đáp ứng những gì tôi cần mà tôi đã
đùa: em là chiếu manh của chị!
Ngoài những gặp gỡ chung,
hai chị em đã ngồi hàng giờ bên nhau vào những buổi trưa ngập nắng, ở một nơi
thênh thang vắng lặng. Ngồi với nhau riêng một góc nhà, mặc chung quanh rộn
ràng chén chú, chén anh vào những buổi tối vui vầy của đám cháu tôi, sau một
ngày làm việc. Những câu chuyện của hai chị em chẳng bao giờ nhàm chán.
Tôi không lạ khi nghe những
dự định tương lai của Ngọc. Một cuộc sống khá là phiêu bạc,
nghệ sĩ vì tự thân cô là một họa sĩ. Chúng tôi cũng không hề bàn đến chuyện văn
nghệ "vẽ và viết" của nhau. Nhưng tôi vô cùng kinh ngạc khi đến thăm
nhà văn TV, nhìn thấy bức tranh cô vẽ chân dung người phụ nữ chủ nhà, được trân
trọng treo nơi phòng khách. Khuôn mặt hiển hiện với những đường cọ sắc nét, nhưng những hình thù lạ lẫm, những mảng
màu quanh chân dung trừu tượng ấy mới là điều làm tâm tư tôi xao động. Ngọc đơn
giản, bình dị. Em nghĩ gì khi cầm cọ phác họa lên khung bố những hình thể đó?
Ngọc nhỏ,
Em từng nói em quý mến chị,
đơn giản chỉ vì chị đã dành cho Đặng Thơ Thơ một chỗ ngồi, một nơi đi-về những
ngày rong chơi, dù TT lỗi hẹn. Riêng chị, chúng ta đã có biết bao niềm vui
trong những ngày rất ngắn, nhưng chị không bao giờ quên được buổi chiều dài lê
thê ở Winnetka. Em ngồi cùng chị và những người thân của chị một cách thản
nhiên không bồn chồn nao núng với những sắc màu của ánh nắng bên ngoài song
cửa, từ chói chang rực rỡ đến xám lặng đìu hiu. Với em, chỉ một lý do duy nhất
là nán lại để tránh kẹt xe. Nhưng chị hiểu, em muốn kéo dài khoảng thời gian
quý báu cho chị với gia đình, trước khi chị lên máy bay về lại Pháp.
Ngọc nhỏ! Cách nào chị có
thể quên em?
1- Việt Nam-Việt Nam ( Nhạc
sĩ Phạm Duy)
2- ... Đặng Thơ Thơ
3- Chân dung (Thơ Lê Chiều
Giang, nhạc Trần Duy Đức)
ĐẶNG MAI LAN
(Paris, décembre / 2022)
Nhà văn Đặng Mai Lan.
Miệt mài cùng chữ nghĩa,
nhưng tôi không phải là người viết nhanh, kịp theo những chuyển biến thời sự
hay những tình cảm nhạy bén cá biệt. Viết như bút ký, tường thuật lại không
phải là điều tôi thích. Nếu viết được như thế, có lẽ tôi đã trở thành một nhà
báo. Tôi chỉ viết khi những cảm xúc chìm xuống. Như những lớp bột cà phê, phải
cần có thời gian thẩm thấu nước đúng độ sôi mới tuôn ra được những giọt tinh
tuyền.
Bây giờ là mùa đông, cái
lạnh khiến tôi thèm những ánh nắng và tôi đang nhớ đến bạn, một đêm vui của
chúng ta, trong những ngày hè đã qua.
Bạn, những khuôn mặt quen và
lạ. Không hẳn là bạn văn nghệ để có thể dễ dàng "đồng thanh tương
ứng" khi bất ngờ gặp ở một nơi nào đó.
Trải qua những tháng ngày đen tối của đất
nước, mặt trời nơi đất mới dẫu chiếu muôn vàn tia nắng ấm áp xuống đời, vẫn còn
những góc quạnh hiu trong tâm tưởng mà không một thứ ánh sáng nào có thể rọi
đến. Tôi tìm về quá khứ, không chỉ là những bóng dáng hạnh phúc mà ngay cả
những đãi bôi, phụ phàng của cuộc sống. Thèm được cười lại với bạn bè những
ngày hồn nhiên phố xá, khóc lại những giọt lệ tang tóc chia lìa.
Sống nơi tỉnh nhỏ, ra đường
nhác trông thấy một mái tóc đen là ngoái lại nhìn theo. Lắng nghe những lời nói
phát ra từ một nhóm người có khuôn mặt, màu da từa tựa như mình khi vô tình
nhìn thấy. Tôi thèm sách vở, âm nhạc. Và gia tài văn hóa tôi có được chỉ là một
cuộn băng cassette của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Cuốn băng được thu lại từ băng
gốc, được một người thân ở Hoa Kỳ gửi tặng. Một món quà quý hơn cơm áo.
Tôi chỉ cầm được trên tay,
trong tim những thứ mà cả gần hai thập niên dài khao khát khi có được bằng lái
xe, vững vàng để có thể vượt đường xa đến Paris, nơi có những tiệm sách vở,
băng nhạc.
"Quê Hương Là Người
Đó" là tên của một cuộn băng nhạc. Quê hương chạm vào mắt, vào hồn. Như
tiếng nói gõ lên tim những nhịp đập thiết tha, mãnh liệt khi cất lên môi câu
hát: Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời". (1) Tôi mua
cuộn băng không một đắn đo, và bị cuốn hút bởi ca từ, âm điệu của bài
"Khúc Tháng Hai" qua giọng hát của ca sĩ Ý Lan và Vũ Khanh. Khi đọc
tựa đề trên bìa mới biết đó là một bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê do nhạc sĩ Trần
Duy Đức phổ nhạc.
Trần Duy Đức là ai? Tôi hoàn
toàn không biết. Còn Du Tử Lê là tên tác giả một cuốn sách tôi đọc ké của bà
chị ngày mới lớn. Và có lẽ không hiểu gì nhiều nên đã quên tựa, quên cả nội
dung. Chỉ nhớ khi đọc xong tâm hồn của một cô gái tuổi đôi tám bỗng buồn bã,
bâng khuâng. Chuyện này, tôi đã thổ lộ cùng cố thi sĩ bằng một bài viết có tựa
là "nỗi buồn của lá" trong tuyển tập đặc biệt viết về ông.
Sau lần nghe "khúc
tháng hai", tôi quay lại Paris tìm Du Tử Lê. Tập thơ "Đi với
về, cũng một nghĩa như nhau" và một hai cuốn tùy bút khác đã có mặt trong
tủ sách nhà tôi từ buổi ấy. Có phải từ Trần Duy Đức tôi mới biết đến thi ca Du
Tử Lê?
Nếu quả thật nghệ thuật luôn
mang đến niềm ủi an tuyệt diệu cho đời sống nội tâm của con người, thì hai tâm
hồn nghệ sĩ này là một kết hợp hài hòa mang đến cho tôi những khoảnh khắc hạnh phúc.
quen nhau. Và tôi đã đến nhà anh vào một buổi tối rất đặc biệt, điều tôi không
hề nghĩ đến. Đặc biệt vì tôi được phép mời tất cả những người bạn của mình.
Ngoài những người bạn chung-riêng của tôi và anh, đêm đó còn có sự hiện diện
của ca sĩ Lê Uyên Phương. Một hiện tượng âm nhạc làm rung động bao con tim của
giới trẻ Sài Gòn vào những thập niên 70 của thế kỷ trước. Tiếng hát và dung
nhan chị chưa bị tàn phá bởi thời gian.
Đây là lần thứ hai tôi nhắc
đến Trần Duy Đức. Lần đầu là một bài viết thay lời tựa cho một tuyển tập. Có
thừa lắm không? Nhưng nếu không nhắc đến anh có lẽ sẽ không có bài viết này, sẽ
không có một người kề cận bên anh như bóng với hình
mà tôi muốn tỏ lòng quý mến cùng chị. Đó là người phụ nữ tên Nguyệt
Hạnh, người thực sự mang đến cho chúng tôi
một buổi tối ấm áp rộn rã tiếng cười. Đêm đó, tôi không có dịp ngồi chuyện trò
riêng tư để được hiểu thêm về chị. Nhưng những câu nói của chị sẽ chẳng bao giờ
tôi quên: nhờ có khách, nhà cửa mới được hút bụi, lau chùi sạch sẽ. Đêm ngủ
còn mơ thấy nấu ăn!
Sau đêm tưng bừng vui, không
biết chị mơ gì nhưng hẳn là chị mệt lắm, bởi vì tôi không hề thấy chị ngồi. Chị
chỉ đứng bếp, loay hoay với những món ăn đãi khách.
Ngoài cõi viết, tôi được cho
là một người khá nhiều nam tính, mạnh mẽ linh hoạt trong những giao tiếp. Nhưng
khi gia chủ giới thiệu tôi với những bằng hữu, tôi nghẹn. Tôi cố chặn những cảm
xúc của mình. Như thế đó, có những câu nói không văn chương hoa mỹ nhưng chất
chứa bao tình. Và có biết bao nhiêu tình lại chỉ là những phút lặng, không lời.
Phải không chị Nguyệt Hạnh?
Chưa gặp nhau lần nào, nhưng chúng tôi đã có
nhiều tương giao mật thiết qua bóng hình của một người đã mất. Trung học đệ
nhất cấp, đệ nhị cấp là những năm đời tươi đẹp mà người ra đi để lại, đã chia
thanh xuân của mình thành hai phần đều đặn cho Minh Tâm và tôi.
Nhật, tóc demi garçon, mái
tóc ngắn tạo nên sự mạnh mẽ che chắn vóc gầy, mỏng manh như hạc trắng. Hạc
trắng đã cùng tôi lượn lờ trên chiếc xe gắn máy PC dưới những con đường xanh
lá, gió mát trên cao. Dưới những giọt mưa chỉ đủ làm tóc ướt và mát mềm môi má.
Mười lăm-mười sáu của tôi và Nhật ngây thơ, hồn nhiên nơi trường lớp, trên
những con đường học trò, và những cánh thư qua lại khi phải chia tay, vì không
chọn cùng một ban học.
Mười bảy, mười tám và vài năm sau nữa, hẳn là
những lối đi đã khác.
Với Tâm, Nhật đã đi đâu và
làm gì? Nhật yêu ai lúc đó, Nhật có mối tình nào chưa? Tôi không thể hình dung
vì Nhật không lãng mạn như tôi. Mười lăm, mười sáu Nhật đã có óc quan sát, nhìn
những anh con trai bao quanh bằng cặp mắt trưởng thành của một cô gái hai mươi,
hoặc hơn nữa. Từ Nhật, ít nhiều, hai chúng tôi đã có lúc phải nghe lại nhịp đập
của trái tim mình.
Khoảng thời gian đầu khi mới
đặt chân đến Pháp, ly hương là một nỗi buồn mênh mông, ôm ấp trọn vẹn một đời
đã sống nơi quê hương cũ. Tôi không nhớ Nhật vì bạn đã chìm khuất trong cái bao
la ấy. Nhưng một đêm tôi mơ thấy bạn, giấc mơ nhạt nhẽo vì không rõ rệt nơi
chốn, thời gian. Thời gian trôi nhanh, trí nhớ hao mòn, bao nhiêu kỷ niệm bị
lãng quên theo cuộc sống. Tôi đã quên rất nhiều điều hiện hữu trong đời thật
thì nhớ chi đến một giấc mơ! Nhưng giấc mơ lãng đãng ngày nào bỗng quay về
trong tâm trí mồn một, tưởng như chỉ mới đêm qua.
Tôi đi tìm Nhật. Thời này,
người ta tìm nhau dễ dàng qua những mạng lưới thông tin. Tôi tìm được Nhật
nhanh hơn tôi nghĩ vì tôi có một tấm hình của bạn. Nhật đứng giữa trời mây dưới
ngọn tháp cao vời vợi, bên hồ nước long lanh, có con rùa mang trên lưng từng
dấu ấn tương giao của những quốc gia đã góp phần gầy dựng ngọn tháp. Tin nhanh
là tin buồn. Nhật không sống một nơi nào ngoài quê hương như tôi nghĩ. Nhật ở
lại Sài Gòn, đời cô được thu gọn trong một hũ tro và được cất giữ ở một ngôi
chùa. Di ảnh của Nhật vẫn là mái tóc ngắn, đôi mắt đen linh động. Đêm tôi mơ
thấy Nhật là khoảng thời gian Nhật rời khỏi cuộc đời.
Nhà Nhật ở Đa-Kao, căn nhà
nằm ngay mặt đường lớn. Phòng ngoài mặt tiền được cho thuê và trở thành một
tiệm hớt tóc. Nhưng bước qua cái khoảng vuông vắn này là một không gian ấm áp,
vừa là phòng khách, vừa là nhà bếp. Có thêm một chiếc giường nhỏ, là nơi nằm để
ngả lưng nghỉ ngơi nếu không muốn lên gác. Tôi đã ngồi đó trò chuyện rôm rả với
Nhật mỗi khi mẹ Nhật đi chùa. Và chúng tôi lén lút thầm thì trao đổi bằng ánh
mắt, đôi khi dùng cả Anh ngữ nói với nhau mỗi khi có bà cụ. Thời đồng minh Hoa
Kỳ đến Việt Nam, Anh ngữ là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống xã hội và
thường là sinh ngữ chính mà học trò trung học chọn học. Bốn năm trung học, hai
đứa đã có vốn liếng, đủ dùng thứ ngoại ngữ này khi cần bày tỏ ngắn gọn.
Nhật là đứa con gái cứng đầu
nhất trong ba anh em. Mẹ Nhật, một bà cụ khó khăn với con cái nhưng tôi vẫn
thương đôi mắt hóm hỉnh nhìn chúng tôi, cố nghe xem hai con nhãi toan tính
chuyện gì? Ngày đó, tôi chưa hề thấy Nhật cãi mẹ, chỉ tìm cách qua mắt bà cụ để
theo tôi đi đâu đó. Chúng tôi còn bé, có rong chơi thì cũng chỉ đi ăn quà vặt,
la cà góc đường này, con phố kia.
Những năm sau, Nhật đã dám
cầm kéo tự cắt phăng những lọn tóc ngắn vì giận mẹ. Đã đạp xe đưa Tâm về bằng
chiếc xe đạp cũ kỹ khi chiếc PC đi học hàng ngày của
cô bị khóa cổ, một cách người mẹ đối đầu với sự bướng bỉnh của cô
con gái. Suốt quãng đường đưa bạn về Nhật thản nhiên đạp xe, đọc thơ Vũ Hoàng
Chương cho Tâm nghe. Khoảng thời gian đó tôi đang làm gì? Tôi cũng đã lớn nhưng
có lẽ chưa chín chắn như Nhật và Tâm. Hai cô học trò đã vào quán "La
Pagode" ngồi bên tách cà phê băn khoăn về thời cuộc, về từng phần đất quê
hương đang mất dần vào tay quân Bắc Việt.
Minh Tâm đột ngột phải rời
khỏi Sài Gòn, một tuần trước ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản. Cô đã cởi
chiếc đồng hồ đeo tay, sợi dây chuyền trên cổ và nhờ người thân gửi lại cho
Nhật. Đôi bạn đã vĩnh viễn xa nhau từ đó.
Đó là một trong những kỷ
niệm được chúng tôi nhắc nhớ trên những con phố Cali, sóng nước của Laguna
Beach, với hoàng hôn và bóng tối. Chúng tôi quay về tháng ngày tuổi trẻ, bay
nhảy trên những niềm vui hạnh ngộ, như một ân sủng nhiệm mầu được cuộc đời trao
tặng. Bởi vì khi đăng tin tìm Nhật trên mạng xã hội, tôi nhận được tin nhắn của
một người đàn ông, sau đó anh gọi điện thoại và cho tôi email của Tâm. Xem
chừng anh biết rõ Tâm và cả gia đình của Nhật. Hãy liên lạc với cô Tâm này
để hiểu rõ bạn chị đã mất như thế nào! Sau buổi điện đàm, người đàn ông đã
biến mất và cố tình không lưu lại một vết tích nào. Tâm không thể suy đoán được
người đàn ông ấy là ai? Nhưng chúng tôi cám ơn anh đã giúp cho một tình bạn
được nẩy sinh.
Cả ba đều mang gốc Bắc. Song
giữa cái sôi nổi của tôi và Nhật, Tâm là một hình ảnh dịu dàng, đằm thắm. Giọng
nói cô đã từng truyền qua những làn sóng điện của một đài phát thanh ở Cali.
Hội nhập vào đời sống, văn hóa Mỹ khi còn rất trẻ và là người thành đạt, sự
nghiệp vững vàng. Nhưng điều làm tôi nể phục Tâm hơn khi nhìn thấy cách cô đối
xử rất nhẹ nhàng thân thiện với những nhân viên làm việc cho mình.
Tâm kể tôi nghe về những vở kịch trên sân khấu
Mỹ cô từng xem, đưa tôi đến những phòng tranh, giải thích về những bức họa độc
đáo cá biệt của những họa sĩ bản xứ. Có thể nói Tâm là một người rất Mỹ, nhưng
cô không dùng một từ Anh ngữ nào khi trò chuyện với tôi. Những bữa ăn của chúng
tôi cũng không hề có tô phở, tô mì. Tâm đưa tôi đi ăn cơm Mỹ. Văn hóa của một
đất nước nằm trong những món ăn bản xứ. Điều này không sai. Kiến thức tôi được
mở mang rất nhiều từ người bạn xinh đẹp, khả ái này. Đôi mắt lúc nào cũng long
lanh, ẩn giấu những nụ cười.
Tâm nói nhìn tôi cô nhớ
Nhật. Ngược lại, hình ảnh Nhật rỡ ràng trên môi cười, ánh mắt của Tâm khi tôi
trò chuyện với cô. Những câu chuyện cũ-mới dường như luôn có đôi mắt đen lay
láy của người bạn vắn số lắng nghe.
Tôi là Nhật hay Tâm là Nhật?
Phải chăng linh hồn Nhật như
cánh bướm lãng đãng đậu trên đôi bờ tâm thức của hai người bạn cũ?
Thơ trong đoản văn này không phải là những
con chữ đẹp được gạn lọc, viết lên thành những văn bản. Thơ là một người có đôi
mắt to tròn tinh tế, hồn nhiên lẫn nghịch ngợm. Ba yếu tố này đủ làm nên một
chân dung dễ gần gũi, thân thiện khi đối diện. Đó là một trong những người bạn
văn thuở đầu tôi quen khi bước vào sinh hoạt văn chương.
Người con gái mang tên Thơ,
không chỉ một mà có đến hai chữ Thơ. Đặng Thơ Thơ, nghe thơ quá đi chứ! Cô có
làm thơ không? Có thể có mà tôi chưa được đọc.
Đã nhiều năm gắn bó thân
tình. Thời gian với những đổi thay, nhưng khi nghĩ về cô trong tôi vẫn là hình
ảnh một cô sinh viên trẻ trung trong chiếc áo thun trắng và quần jeans
salopette, loại quần có yếm và dây quàng vắt qua vai. Thơ Thơ hồn nhiên tóc ngắn,
một phần tóc được vén sau vành tai bằng một chiếc kẹp hoa. Thơ Thơ với giọng
Bắc nhỏ nhẹ, thanh cao, quyến rũ người đối thoại. Tả về cô như thế tưởng chừng
"thơ" tràn đầy trên dáng dấp của người con gái này. Không hẳn đâu!
Nhưng thế nào thì trong tôi vẫn là một câu hỏi để trống.
Thơ Thơ lái xe đưa tôi đi
nơi này, chốn nọ, điều không thể thiếu mỗi dịp tôi đến Cali. Trên những con
đường, thỉnh thoảng cô cho xe chậm lại và đập nhẹ vào tay lái khi nghe một suy
nghĩ nào đó của tôi hạp lòng cô. Và hai bàn tay vỗ vào nhau những nhịp giòn tan
khi những ngón đang thảnh thơi buông thả. Những nhịp vỗ vui như giọng cười tinh
nghịch, đắc ý của cô.
Sau một buổi rong chơi nhiều
nơi trong thành phố. Chúng tôi ngồi bên nhau ở một nhà hàng sát ven biển, dưới
ánh mặt trời của San Diego. Cụng với nhau từng ly bia lạnh, với khoai rán và
mực tẩm bột chiên giòn. Tôi uống rượu không nhiều, nhưng tôi thích ngồi trò
chuyện với người uống rượu, lại là một nhà văn nữa thì còn gì bằng. Hình như
chúng tôi hiểu nhau qua những ánh mắt, những ly vàng, ly đỏ. Tôi luôn biết rõ những
mong muốn của cô khi cả hai ngồi đối ẩm cùng những người bạn khác.
Mùa hè này Thơ Thơ vẫn khoác
trên người một màu Jeans bạc, nhưng là một chiếc áo do cô tự vẽ kiểu và may
thành áo bằng cách cắt từ một chiếc quần jeans kích cỡ to nhất. Tài tình đấy
chứ! Làm trong ngành thời trang nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ được sáng kiến này.
Thơ có là thơ không? Chẳng
những thơ mà còn là nhạc. Tôi đã từng thấy hình cô cầm đàn guitar, nhưng đây là
lần đầu được nghe cô hát. Và phần bỏ trống của một câu hỏi trong tôi đã được
điền vào.
Cúi xuống dịu dàng, hôn
xuống nhẹ nhàng thôi
chết xuống dịu dàng, thăm
xuống nhẹ nhàng thôi
giết xuống nhẹ nhàng, đâm
xuống dịu dàng
nhắc tới dịu dàng, day dứt
nhẹ nhàng
Bấu người, cắn người, quấn
người, miết người
Khóc người, nhớ người, giết
người
á.... à!
Day dứt nhẹ nhàng thôi...
Té xuống dịu dàng, say xuống nhẹ nhàng thôi
riết xuống dịu dàng, ghen
xuống nhẹ nhàng
viết xuống dịu dàng, điên
xuống nhẹ nhàng
nhắc tới dịu dàng, day dứt
nhẹ nhàng... (2)
chưa có tên này là một bài thơ, không thể khác.
Thơ đó! Dịu dàng, nhẹ nhàng,
mạnh mẽ với những cảm xúc cuồng điên. Sự mạnh mẽ và những phản kháng quyết liệt
tôi chỉ nhìn thấy nơi những bài văn, những đề tài
cô viết sau này. Bây giờ là thơ, là nhạc. Tất cả nằm trong con người ấy. Mọi
thứ đều êm, dịu.
Hình ảnh cô ngồi bấm những
nốt nhạc, giọng hát cất lên cũng mềm như tiếng nói, khiến tôi liên tưởng đến
một ly rượu cô đang cầm trong tay và uống từng ngụm nhỏ. Từng giọt trôi vào
thân thể chầm chậm, mê say theo từng cảm xúc hờn, ghen, điên đảo đến độ bấu
người, quấn người, miết người, ngay cả giết (người)... Dữ dội quá! Ấy vậy mà cô
vẫn tỉnh táo vỗ về nỗi cuồng si, áp chế từng cơn thịnh nộ phải ngã xuống, rơi
xuống êm đềm và dường như tất cả đã trở thành một thú đau thương đúng nghĩa.
Cái tỉnh táo hiển hiện nơi đôi mắt tinh tế thông minh, ẩn giấu chút gì đó táo
bạo, ngang bướng mà hình như tôi chỉ vừa nhìn thấy.
Tôi không phải là người làm
thơ để nói về thơ. Nhưng Đặng Thơ Thơ và những té ngã mê muội đã là thơ, là
nhạc như thế đó!
Trước khi gặp Nguyệt Mai, nhà văn Hoàng Thị
Bích Ti có nói với tôi là cô cảm thấy mắc cỡ đã gọi Nguyệt Mai bằng em vì không
biết Nguyệt Mai lớn tuổi hơn cô. Nghe, nhưng tôi vẫn chưa mường tượng được sự
trẻ trung của người bạn này.
Qua những trao đổi bằng
E.mail và đọc những bài tùy bút NM viết về những năm tháng còn ngồi ở ghế nhà
trường, tôi biết chúng tôi cùng trang lứa.
Tôi khác Bích Ti, nhưng hành
động của hai chúng tôi thì nào có khác, chỉ là mỗi người mỗi cách. Tôi đã ôm
chầm Nguyệt Mai ngay lúc đầu gặp gỡ và đẩy cô ra ngắm nghía như gặp lại một cô
em lâu ngày xa cách. Ảnh hưởng văn hóa Pháp, với tôi, chuyện ôm chầm lấy nhau
tỏ tình thân ái là một điều rất thường. Nhưng việc này khá hiếm hoi trong những
giao tiếp của tôi. Người đâu mà trẻ trung, dễ thương quá! Cái trẻ tôi
nói với bạn không phải là câu khen ngợi dành cho một người phụ nữ được thời
gian ưu đãi. Nét trẻ trung dễ thương đó là sự hồn nhiên trên gương mặt không
phấn son, qua những nụ cười, dáng vẻ còn rất học trò. Thực lòng, ngồi với cô có
lúc tôi nghĩ nếu ở gần nhau tôi sẽ tỉa lông mày cho cô, tô thêm một đường viền
cho thêm phần long lanh nơi đôi mắt. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy mình bậy bạ hết
sức! Cái dung nhan "mộc mạc" ấy làm nên con người Nguyệt Mai. Và tôi
hiểu tại sao ngoài những người bạn văn nghệ đồng trang lứa, bạn còn được những
người anh lớn trong ngôi nhà văn học trân quý, mến thương. Son phấn đôi khi chỉ
là những điều xa xỉ!
Cách nào thì trong văn
chương thi ca cũng thấp thoáng phần đời của người sáng tác. Hạnh phúc hay buồn
bã chính là những giọt máu muôn màu được chắt lọc, nhỏ xuống từ một ngăn tim.
Nguyệt Mai không sáng tác, cô chỉ viết tạp ghi, điểm sách và làm thơ. Những bài
thơ rất hiền, những con chữ còn thướt tha bóng dáng tuổi ngọc. Lớp tuổi chúng
tôi, mấy ai còn giữ được trong tâm hồn những ngọc ngà thiếu nữ. Tôi nghĩ, những
giọt máu trong tim cô luôn nồng ấm, ấm đủ nhiệt tình cho cô thư thả ngồi giúp
những vị chủ bút làm báo, phổ biến những tác phẩm hay.
Nguyệt Mai, bông hoa đơn
giản khiêm nhường không chỉ nở vào mùa xuân. Giữa bao nhộn nhịp trong một đêm
hè oi bức, hoa cười hồn nhiên dưới đèn trăng, nụ cười dành cho bạn và tôi những
thứ tình không nghi ngại.
Tôi đã cố gắng mường tượng đến khuôn mặt bạn
khi nhận được bức điện thư đầu tiên của cô. Nhưng trong tôi, chỉ mơ hồ một mái
tóc dài, một tà áo giữa bao tà áo nơi hành lang cửa lớp. Nơi mà bầy con gái
chia ra từng nhóm nhỏ chuyện trò trong những giờ ra chơi. Chúng tôi đã không
cùng nhóm nên thật khó khăn khi bảo trí nhớ phải tìm lại cho mình những thứ đã
qua đi gần nửa thế kỷ. Tôi không nhớ cả tên cô, nhưng cái tên đã hiện rõ mồn
một trong đầu khi cô nhắc về một người khác.
Một người bạn cùng lớp và
rất thân với cô đã thầm thì với tôi: con nhỏ này đang yêu một ông họa sĩ lớn
tuổi tên Nghiêu Đề. Tên chi nghe lạ lùng và có lẽ vì lạ nên mới còn trong trí
nhớ. Thuở đó đang là "người yêu của lính", tôi nào quan tâm đến hội
họa thi ca của những bậc đàn anh. Nhưng dù đã có người yêu hay chưa? Tình yêu
của cô với người họa sĩ tên tuổi chói sáng vì anh đã từng được tặng thưởng huy
chương của nền hội họa nước nhà khi chúng tôi chỉ là những đứa trẻ lên tám, lên
mười. Quả tình đôi cánh thanh xuân của cô đã bay cao, bay xa hơn những người
bạn cùng lớp rất nhiều.
Xưa, cô chỉ là Giang yểu
điệu với mái tóc dài thả xuống lưng mềm nơi hành lang lớp học. Bây giờ là Lê
Chiều Giang sáng ngời chữ nghĩa trên văn đàn. Tôi đang nhìn ngắm cô, không phải
là chân dung được vẽ ra từ người họa sĩ tài hoa đã mang những mảng màu của anh
biền biệt vào cõi thiên thu. Mà là chân dung rực rỡ tóc tang của một góa phụ tự
vẽ cho mình.
Đỏ rất đỏ
ta tung màu lên tóc
và, xám xanh
lấp đầy hai con mắt
ta vẽ ai đây giữa đêm tàn
thắp sáng trong tranh trăm
ngọn nến
réo hồn ai bằng tiếng thở
khan
Phải rất trắng
như lòng ta thanh khiết
vẽ như điên những ai oán
muôn trùng
Vẽ như điên
tiếng khóc ta rất nhỏ
bằng chút màu
như của đất chôn (3)
phụ đang ngồi ngắm lại bức tranh, những sắc màu loang theo tiếng hát. Tiếng hát
với những luyến láy bay bổng, dẫn người nghe vào những cung bậc tràn đầy cảm
xúc.
Tiếng hát của ca sĩ Thu
Vàng! Tiếng hát cuốn hút đôi tai người nhạc sĩ ngay lần đầu khi nghe giọng chị
cất lên. Nên khi gặp lại, dẫu là một người trầm tính, kiệm lời, anh đã lên
tiếng mời chị hát cho anh đàn. Dường như đó là niềm vui, hạnh phúc của những
người nhạc sĩ. Cái hạnh phúc đang hiện hữu đâu phải chỉ riêng cho người đàn,
người hát. Người viết xuống những con chữ góp lại như câu kinh cầu hồn và người
kết nối thành giai điệu cũng rất đỗi hân hoan.
Lắng lòng theo bản nhạc, nhưng tôi vẫn kín đáo
ngắm nhìn người bạn đã có cùng mình một khoảng đời hoa niên xưa cũ. Chùm ánh
sáng lung linh tỏa xuống từ ngọn đèn trên trần cao thay cho trăm ngọn nến.
Nhưng tôi không thấy màu xám, màu xanh nơi chân dung như bạn đã vẽ ra. Chỉ là
một màu đỏ sóng sánh trong ly rượu cô đang cầm trên tay. Màu đen nơi đôi mắt
chất chứa bao nỗi niềm ẩn mật, và một chút màu không rõ sắc, thứ màu ngầy ngật.
Cô nghĩ gì khi nhìn lại chân
dung mình? Buồn quá! Cô còn thích vẽ nữa không và sẽ vẽ gì trong những ngày sắp
tới?
Đàm Thúy Ngọc, tên đẹp như tên của giai nhân
trong thơ cổ. Nhưng tôi thích gọi em là Ngọc nhỏ. Nhỏ nhít, út ít là cụm từ đầy
yêu thương mà người ta thường dùng khi nhắc đến một thành viên nhỏ nhất trong
gia đình. Ngọc là người bạn tôi vừa mới quen, chữ nhỏ tôi muốn nói không
xa những suy nghĩ đó.
Theo những sánh ví thời
thượng của người trong nước thì Ngọc là một "tay lái lụa". Đường
ngắn-đường dài, em đã đưa tôi đi khá nhiều nơi. Từ Orange County đến San Diego,
rồi về Los Angeles. Quanh quẩn từ ngôi nhà ở Santa Ana, ra thương xá Phúc Lộc
Thọ, tới những quán hàng ở Garden Grove mua sắm, ngay cả nhà bưu điện để tôi
gửi sách tặng những thân hữu ở xa. Ngọc luôn đáp ứng những gì tôi cần mà tôi đã
đùa: em là chiếu manh của chị!
Ngoài những gặp gỡ chung,
hai chị em đã ngồi hàng giờ bên nhau vào những buổi trưa ngập nắng, ở một nơi
thênh thang vắng lặng. Ngồi với nhau riêng một góc nhà, mặc chung quanh rộn
ràng chén chú, chén anh vào những buổi tối vui vầy của đám cháu tôi, sau một
ngày làm việc. Những câu chuyện của hai chị em chẳng bao giờ nhàm chán.
Tôi không lạ khi nghe những
dự định tương lai của Ngọc. Một cuộc sống khá là phiêu bạc,
nghệ sĩ vì tự thân cô là một họa sĩ. Chúng tôi cũng không hề bàn đến chuyện văn
nghệ "vẽ và viết" của nhau. Nhưng tôi vô cùng kinh ngạc khi đến thăm
nhà văn TV, nhìn thấy bức tranh cô vẽ chân dung người phụ nữ chủ nhà, được trân
trọng treo nơi phòng khách. Khuôn mặt hiển hiện với những đường cọ sắc nét, nhưng những hình thù lạ lẫm, những mảng
màu quanh chân dung trừu tượng ấy mới là điều làm tâm tư tôi xao động. Ngọc đơn
giản, bình dị. Em nghĩ gì khi cầm cọ phác họa lên khung bố những hình thể đó?
Ngọc nhỏ,
Em từng nói em quý mến chị,
đơn giản chỉ vì chị đã dành cho Đặng Thơ Thơ một chỗ ngồi, một nơi đi-về những
ngày rong chơi, dù TT lỗi hẹn. Riêng chị, chúng ta đã có biết bao niềm vui
trong những ngày rất ngắn, nhưng chị không bao giờ quên được buổi chiều dài lê
thê ở Winnetka. Em ngồi cùng chị và những người thân của chị một cách thản
nhiên không bồn chồn nao núng với những sắc màu của ánh nắng bên ngoài song
cửa, từ chói chang rực rỡ đến xám lặng đìu hiu. Với em, chỉ một lý do duy nhất
là nán lại để tránh kẹt xe. Nhưng chị hiểu, em muốn kéo dài khoảng thời gian
quý báu cho chị với gia đình, trước khi chị lên máy bay về lại Pháp.
Ngọc nhỏ! Cách nào chị có
thể quên em?
sĩ Phạm Duy)
2- ... Đặng Thơ Thơ
3- Chân dung (Thơ Lê Chiều
Giang, nhạc Trần Duy Đức)
(Paris, décembre / 2022)
Nhận xét
Đăng nhận xét